Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

HƯNG NGHIỆP FORMOSA HÃY XÉO!

ĐẶNG HUY VĂN
(Viết tặng người xưa yêu dấu)

Em là nữ sinh khuê các
Còn anh là học trò nghèo
Vừa chăn trâu vừa đi học
Ai ngờ lại được em yêu

Chắc tại anh con địa chủ
Nhà anh bị "giặc" tịch thu
Nên em thương vì anh khổ
Trao tình yêu thuở dại khờ!

Anh học trước em một lớp
Nhưng lớn hơn bốn tuổi đời
Lại còn ngô nghê khờ khạo
Chỉ khác người môn toán thôi

Bất ngờ khi vào đại học
Cùng nhau sơ tán Đại Từ(1)
Anh khoa Toán, em khoa Lý
Yêu nhau mà tưởng là mơ

Phải chi mình không duyên phận?
Chia tay nhau bởi mệnh trời
Ra trường anh về Hà Nội
Em vào Lục Tỉnh xa xôi...

Tháng trước anh về Vũng Áng
Thăm người chị ở Kỳ Hà
Thấy ngư dân mình ngơ ngác
Bên trẻ thơ nghèo xót xa!

Bởi biển mênh mông cá chết
Dạt bờ bốn tỉnh Miền Trung
Ngư dân nằm nhà thất nghiệp
Formosa ác khôn cùng!

Hôm rồi ngư dân Nghệ Tĩnh
Vạn người quật khởi lên đường
Đòi Formosa đóng cửa
Đuổi Chệt Tàu khỏi Sơn Dương

Ngay trước mắt anh hiển hiện
Xô Viết Nghệ Tĩnh năm nao(2)
Quê mình hóa thành "núi lửa"
Tám sáu năm lại tuôn trào!

Năm xưa thực dân sụp đổ
Giờ đây bè đảng cộng Tàu
Sẽ ngậm ngùi rời Vũng Áng
Cùng Việt gian lũ đầu trâu

Hưng Nghiệp Formosa hãy xéo!
Trả dân biển sạch môi trường
Biển biếc "Cá Cần Nước Sạch"
"Nước Cần Minh Bạch" yêu thương!

Chắc em lâu không về lại
Sông Quyền bị bức tử rồi
Dòng sông ngày xưa em tắm
Nay ngầu chất độc em ơi!

Quyên tiền giúp đồng bào nhé!
Đang trong cơ cực khốn cùng
Thêm mấy hôm rày mưa lũ
Kỳ Anh nước ngập mênh mông

Hẹn gặp em trên đất mẹ
Để tri ân chốn quê nghèo
Đã nuôi chúng ta khôn lớn
Được ăn, được học, được yêu...

"Quê hương là chùm khế ngọt"
Quan tham tàn phá tiêu điều
Nay thành làng quê xơ xác
Cứu quê mình hỡi em yêu!

Hà Nội, 16/10/2016
Đặng Huy Văn

GHI CHÚ:

(1). Tôi và bạn tôi cùng học tại trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Năm 1965-1969, nhà trường đã sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên để tránh máy bay Mỹ.

(2).Xô Viết Nghệ Tĩnh là cuộc tổng nổi dậy của nông dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh để chống lại chính quyền thực dân Pháp tại 2 tỉnh đó vào tháng 9 năm 1930.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét