(Mục
VIII- trong “Giấc mơ thiên đường tuổi thơ tôi”(1))
1-Vài
lời phi lộ trước khi post mục VIII này lên blog.
Sau
khi post mục “VII- Những ngày CCRĐ kinh hoàng
trên quê
ngoại của tôi”(2)
lên mạng, tôi đã nhận được rất nhiều tấm lòng đồng
cảm với những đau thương, mất mát và kinh hoàng đối
với những người thân yêu của tôi trên quê ngoại Thiên
Lộc mến thương. Tuy nhiên, tôi cũng đã nhận được một
số ý kiến đóng góp đại ý, chuyện đã qua thì không
nên nhắc lại, hơn nữa CCRĐ đã được Hồ chủ tịch
thay mặt đảng và chính phủ nước VNDCCH nhận sai lầm,
đã sửa sai và đền bù thỏa đáng rồi! Vậy thực tế
việc “đã nhận sai lầm, đã sửa sai và đền bù thỏa
đáng rồi” ấy đã diễn ra trên quê hương tôi như thế
nào?
Thứ
đến là vấn đề “đã sửa sai” từ sau 10/1956, thì cụ
thể như thế nào? Những ai đã bị đội CCRĐ kết án tử
hình oan mà chưa kịp xử bắn thì không bị xử bắn nữa,
những ai bị đi tù oan trong CCRĐ thì một số đã được
ra tù. Nhưng cũng có nhiều người mấy năm sau mới được
ra tù vì việc xét ai bị oan sai còn phụ thuộc vào trình
độ và đạo đức của lãnh đạo từng địa phương
nữa. Còn những người đã bị xử bắn oan trong đó có
cả những đảng viên CS năm 1930 thì ông Hồ đã sửa sai
như thế nào? Không hề có một lời xin lỗi đối với
thân nhân của những người đã bị bắn oan này bằng
văn bản của chính phủ
nhằm phục hồi danh dự cho họ, khiến sau này con cháu
của họ còn mang tiếng oan nối đời! Nghĩa là những
người đã bị bắn oan thì cứ vĩnh viễn nằm dưới mồ
chịu bản án oan đó từ đời này sang kiếp khác! Vậy
việc “đã sửa sai” trên thực tế chỉ thực hiện
được vài phần trăm thôi! Bởi vì cho đến trước năm
1975, các thủ tục xét cho ai đi học, xét cho ai đi làm
hay nâng lương lên chức, dựng vợ gả chồng…nhà nước
vẫn còn căn cứ vào thành phần gia đình của cái thời
CCRĐ ấy. Người nào trót bị dính “ông bị bắn” hay
“cha bị đi tù” trong CCRĐ là rất rắc rối, thậm chí
thất bại! Còn cái sai lầm đã làm “đảo lộn thuần
phong mỹ tục, phá bỏ nền nếp gia phong, thói quen chụp
mũ, dựng chuyện vu cáo người khác” thì ngày nay vẫn
còn nguyên xi nếu không muốn nói là đang ngày càng trầm
trọng hơn. Tại sao ngày nay đã sang Thế Kỷ 21 rồi mà
việc vợ giết chồng, con đánh cha, anh em ruột thịt chỉ
vì vài tấc đất cũng dẫn đến giết nhau lại đang xẩy
ra thường xuyên như thế? Theo tôi, nó đã được thai
nghén và sinh ra từ cái “nền văn minh ông Hồ”, từ
các ông đội trưởng và bần cố nông cốt cán chuỗi rễ
của thời kỳ CCRĐ để lại. Vậy việc “đã sửa sai
rồi” đó là sửa những cái gì?
Thứ
ba là vấn đề “đã đền bù thỏa đáng” tài sản,
trâu bò, ruộng nương do đội CCRĐ tịch thu thì đợt sửa
sai cuối năm 1956 chưa thực hiện được bao nhiêu. Lúc
bấy giờ may ra gia đình nào chưa bị nông dân phá dỡ
nhà thì chủ cũ được về ở nhà cũ. Nhưng tuyệt đại
đa phần là không được trả lại nhà và tài sản vì
các hộ cố nông được chia quả thực đó đã phá dỡ,
hoặc họ kiên quyết không trả lại. Nhiều trường hợp
vì tranh chấp nhà đất, trâu bò giữa những cố nông đã
được chia quả thực và các địa chủ bị quy sai đã
xẩy ra xô xát đổ máu và phần thắng luôn thuộc về
các bần cố nông được chia quả thực này! Đơn cử gia
đình tôi, mẹ tôi đã bị tịch thu trong CCRĐ một căn
nhà ngang, 2 con trâu, 3 sào vườn, 3 mẫu ruộng và nhiều
tài sản quý giá khác thì mãi 53 năm sau, năm 2008, mới
được chính quyền xã gọi lên ký nhận tiền đền bù
là 4 triệu VNĐ. Vào thời điểm 2008 may ra 4 triệu đồng
này chỉ có thể mua được một phần tư con trâu mà
thôi! Như vậy tổng số tài sản của gia đình tôi đã
bị tịch thu lên tới chục tỷ đồng tính theo thời giá
2008 ấy đã được đền bù vỏn vẹn 4 triệu VNĐ. Số
tiền 4 triệu đồng này là có thật và anh cả của tôi
hiện nay vẫn đang giữ để “hàng năm thắp nhang cho ba
mẹ tôi” vào những ngày giỗ mà thôi!
Cuối
cùng, không phải tôi viết “GIẤC MƠ THIÊN ĐƯỜNG TUỔI
THƠ TÔI”
là để bới móc quá khứ CCRĐ đau thương mà là tôi đang
viết về Ký Ức Tuổi Thơ cho đến trước khi tôi tròn
20 tuổi. Vì vậy, cái gì vui và tốt đối với tuổi thơ,
tôi cũng viết thì tại sao CCRĐ làm tôi suýt bị chết
đói vào năm tôi 11 tuổi ấy lại không cho phép tôi được
nhắc lại? Thực ra, khi phải đọc lại những trang quá
khứ đau thương giàn dụa nước mắt ấy, đôi khi tôi
cũng nghẹn ngào không muốn đọc chứ đâu phải riêng gì
quý vị. Nhưng “Thuốc đắng thì dã tật, sự thật thì
mất lòng!” Chúng ta nên đối diện với sự thật phũ
phàng này để cho mai sau con cháu của chúng ta sẽ mãi
không bao giờ phải chịu lại cảnh đau thương như thế
này lần nữa!
2-Quê
nội tôi những ngày đầu CCRĐ tưng bừng dựng chuyện
đấu tố.
Cái
đêm rằm tháng Bảy năm Ất Mùi ấy sáng trăng. Tôi đi
bộ suốt đêm từ quê ngoại Can Lộc về đến nhà lúc
trời đã gần sáng. Thấy cả nhà đang say giấc nên tôi
không gõ cửa vào nhà mà đã chui lên nóc chuồng trâu ngủ
liền một mạch không một ai hay biết. Đến bữa ăn trưa
tôi mới từ nóc chuồng trâu chui xuống làm cả nhà hoảng
hồn. Mẹ tôi lo lắng hỏi:
-Sao
con lại bỏ về nhà mà không chăn trâu giúp cậu Thành
nữa, hả? Có phải con lại nghịch ngợm rồi bị cậu
Thành đuổi về, đúng không?
Nhìn
nét mặt mẹ tôi giận dữ đã làm tôi bật khóc. Rồi
tôi vừa khóc vừa kể cho cả nhà nghe ở quê ngoại đã
xẩy ra CCRĐ như thế nào, cậu Chắt Thiện bị đấu tố
ra sao? Khi tôi kể đến chuyện cậu Thành bị bắt giam,
nhà cậu cũng bị tịch thu làm tôi và mợ Thành đã phải
nhịn đói mấy ngày liền, đến chuyện Võ Thị Tần đã
cho tôi ăn oản Chùa Hương nên cô ấy đã bị bà Cung
đánh đòn đau ra sao. Thì lúc đó cả nhà tôi mới òa lên
khóc. Mẹ tôi liền ngữa mặt lên trời như nói với ai
đó:
-Cha
ơi! Em Thành con út của cha ngày vừa sinh ra thì cha đã
qua đời. Đứa em côi cút của con nhà nghèo vậy mà cũng
bị quy là địa chủ thì hỏi trời còn có mắt nữa hay
không, thưa cha?
Lúc
đó, tôi vội đưa cho thằng út cái oản Chùa Hương của
Tần tặng hôm trước để mọi người bớt khóc đi nhưng
mẹ tôi vẫn vừa lau nước mắt vừa kể lễ: “Dì Cung
là người bà con của mợ Thành. Vậy tại sao Tần cho con
ăn oản để đỡ đói mà lại bị dì Cung đánh? Mẹ nghe
nói dì ấy cưng con gái lắm cơ mà!”
-Thưa
mẹ, dì ấy sợ bị liên lụy đến dượng Cung mà. Cũng
chính vì sợ con lại làm liên lụy đến nhà Tần nữa
nên mợ Thành mới đồng ý cho con về nhà vào đêm qua
đó, mẹ ạ! Họ còn nói cậu Thành bị quy địa chủ và
bị bắt cũng vì chứa chấp “con của đại địa chủ
Đức Lâm”, mẹ có biết không?
Lúc
đó mẹ tôi mới khóc lên thành tiếng:
-Thành
ơi, tại vì thương chị mà em đã bị quy oan, mong em tha
tội cho chị!
Chúng
tôi đang tiếp tục ăn trưa thì bỗng nghe tiếng trống,
tiếng chiêng và tiếng người hô khẩu hiệu đang tiến
dần đến trước cổng nhà mình:
-Đã
đảo giai cấp địa chủ cường hào gian ác ngoan cố!
-Có
khổ nói khổ nông dân vùng lên!
-Hoan
nghênh chính sách cải cách ruộng đất của Hồ chủ
tịch!
-Thà
đánh nhầm còn hơn bỏ sót!
-Hồ
chủ tịch muôn năm! Mao chủ tịch muôn năm!
Mẹ
tôi nói với tôi: “Đã mấy ngày phải nhịn đói rồi,
hãy ăn đi con! Ngày nào vào giờ ăn trưa họ cũng kéo đến
hô như thế, mặc kệ họ con ạ! Từ ngày đội CCRĐ về
xã, nhà địa chủ nào cũng phải chịu cảnh này. Ban đêm
thì bắt ra đấu, ban ngày thì bắt nghe hô khẩu hiệu.
Thật uất đến muốn chết, con ạ!”
Tối
đến thì bác Bắc trai, mẹ tôi, ông nội tôi và một số
người nữa lại bị dân quân bắt giải ra sau xóm để
nghe nông dân tố khổ. Xóm tôi đại thể có thể chia ra
ba loại người giàu.
Loại
người giàu nhất là cố Cửu Hạnh (hay còn gọi là ông
Giáo Châu). Cố Cửu tư chất thông minh, giỏi chữ Hán,
giỏi chữ quốc ngữ và biết cả tiếng Pháp nữa nên
cũng có một thời cố đi dạy học. Cố không tán thành
đường lối chống Pháp của cộng sản mà ủng hộ chủ
trương đòi dân sinh, dân chủ của cụ Phan Chu Trinh. Năm
1930, ba tôi tham gia đảng CS Đông Dương đã bị Pháp bắt
đi tù 5 năm tại Kon Tum. Thấy ông nội tôi đi tiếp tế
cho ba tôi khổ quá nên có lần cố đã nói:
-Sao
thằng Trung nó dại thế? Đang học trường Quốc Học
Pháp Việt sau này ra làm quan chẳng sung sướng hơn sao mà
lại đi theo cộng sản chống Pháp? Từ xưa đến nay, đội
đá vá trời thử hỏi đã có ai làm được chưa?
Vì
vậy các con của cố, người nào cố cũng cho đi học đến
nơi đến chốn. Bác cả tên là Bẹp Huỳnh ở chung với
cố học rất giỏi. Sau 1945, bác Bẹp Huỳnh làm cho ngành
thương nghiệp của chính phủ ta nhưng đã bị ốm chết
năm 1950. Bác thứ hai tên là Cu Minh, học về kỹ nghệ
thực hành ra mở lò đúc đồng kết hợp buôn bán rất
phát tài. Bác thứ ba tên là Chắt Hoàn học về thiên văn
nhưng rất giỏi tiếng Pháp và tiếng Nhật nên khi Nhật
hất cẳng Pháp, cố Cửu đã khuyên bác Chắt Hoàn sang
làm phiên dịch cho quân đội Nhật tại Lào cốt để
giúp cố buôn bán qua Lào được thuận lợi thôi. Chứ
thực ra, cố Cửu và bác Chắt Hoàn cũng rất căm thù bọn
phát xít Nhật tàn ác. Chuyện này chỉ có mình ba tôi
biết chứ nếu người làng mà biết rồi tố cáo với
đội cải cách thì có thể bác Chắt Hoàn cũng sẽ bị
rắc rối! Bản thân cố Cửu Hạnh xuất thân là con nhà
nghèo, nay giàu được không phải là do nghề giáo, cũng
không chỉ do làm ruộng mà do cố còn biết buôn bán gỗ
lạt từ Lào về. Nhờ thế, cố Cửu mới xây được nhà
hai tầng, tậu được ruộng. Bởi vì cha ông của cố Cửu
Hạnh không có ruộng đất và nhà cửa để lại như ông
nội tôi. Lúc sinh thời, ông nội tôi rất kính trọng cố
Cửu Hạnh vì cố khá nghiêm khắc với con cháu trong nhà
nhưng lại rất mềm mỏng với bà con họ hàng trong xã.
Cố Cửu là một trong những người đã bị quy là địa
chủ từ ngày mới phát động giảm tô, 1954, cùng với
ông bà nội tôi và mẹ tôi.
Loại
người giàu thứ hai là ông nội tôi. Ngày xưa ông nội
tôi là người có tiếng giàu có nhất nhì huyện bởi vì
có nhà cửa, ruộng đất, của cải từ nhiều đời bá
hộ để lại. Nhưng đến đời ông nội tôi thì gần như
đã phá sản. Phần vì ông nội tôi ham cờ bạc mà lại
đánh toàn thua nên cứ phải dâng ruộng vay tiền cố Cửu
Hạnh để đánh tiếp. Nhờ thế, ruộng nhà cố Cửu Hạnh
ngày một nhiều lên còn ruộng của ông nội tôi ngày
càng ít đi. Ngày ba tôi bị đày ở ngục Kon Tum,
1930-1935, ông nội tôi cũng đã phải bán đi rất nhiều
ruộng để vào thăm nuôi. Rồi sau 1940, bác Bắc trai và
ba tôi lại vào Sài Gòn và Căm pu chia hoạt động cách
mạng, thì ông nội tôi đã phải dâng cho người khác
hàng chục mẫu ruộng để lấy tiền cho bác Bắc và ba
tôi xài tại Sài Gòn, Đồng Nai, Phnompenh và nhiều nơi
khác nữa. Ông nội tôi lại có tính hay thương người.
Những người ở giúp việc của ông nội ai lấy vợ, lấy
chồng ông cũng tặng ruộng và làm nhà riêng cho. Năm
1950, ông nội còn là người đã hiến ruộng cho chính phủ
nhiều nhất nhì huyện Thanh Hà nữa. Bởi vậy đến CCRĐ
thì ruộng của ông nội tôi chỉ còn vỏn vẹn 4 mẫu
nhưng phải phát canh thu tô vì ông không thuê người làm
được nữa. Thóc tô thu được không đủ để đóng thuế
nông nghiệp nên cuối năm 1953, còn 5 gian nhà lớn ông nội
cũng phải bán nốt để lấy tiền nộp thuế thay thóc.
Ông bà nội sau đó đã phải vào ở gian nhà ngang cạnh
chuồng trâu. Nhà bác Bắc và nhà mẹ tôi còn giữ được
cái nhà để ở nhưng thóc lúa cũng đã đóng thuế nông
nghiệp và thoái tô hết sạch rồi nên đều đang lâm vào
cảnh thiếu đói.
Loại
người giàu thứ ba trong xóm tôi là những gia đình trồng
chè trên núi. Mấy năm vừa rồi họ đã giàu phất lên.
Đó là nhà Chưởng Tuyên, Tuần Dật, Trịnh Vượng, Thọ
Bút, Vịnh Điệng, Nguyên Nhờn…Mỗi nhà họ có hàng
chục sào chè trên núi nhưng đội cải cách không biết
vì không phải là ruộng có giấy tờ khai thuế nông
nghiệp rõ ràng. Hơn nữa ở trên núi cao thì chẳng ai vào
đó mà kiểm đếm được. Tuy họ có rất ít ruộng, đều
là thành phần bần nông thôi, nhưng nhờ chè mà họ có
rất nhiều tiền và vì vậy họ rất giàu. Chính vì giàu
nên họ rất sợ đội cải cách sẽ quy họ là địa chủ.
Bởi thế những gia đình này đã trở thành những cốt
cán đắc lực của đội CCRĐ từ nuôi ăn, nuôi ở, cung
cấp tiền bạc đến giúp đội vạch lá tìm sâu tố cáo
người này, người nọ thành địa chủ để khỏi liên
can đến họ. Chẳng hạn vốn liếng của bác Bắc tôi
chưa chắc đã bằng một phần mười của Chưởng Tuyên,
nhưng hắn là người đã to mồm tố cáo bác Bắc tôi
nhiều nhất trong các cuộc đấu tố hằng đêm. Ngoài ra
bọn nhà giàu làm chè này gần như mù chữ, con cái cũng
chỉ biết quần quật kiếm tiền thôi chứ chỉ học biết
đọc biết viết rồi bỏ vào núi làm chè cả. Chính vì
thế mà bọn họ rất đố kỵ với nhà cố Cửu Hạnh và
nhà ông bà nội tôi, tuy ngày nay không giàu bằng chúng
nhưng xét về mặt văn hóa thì đúng là một trời một
vực!
Tôi
nhớ ngày ba tôi đang là ủy viên thường vụ tỉnh ủy
tỉnh Thanh Hóa mỗi lần về quê có cả cận vệ đi theo
nên Chưởng Tuyên nhìn theo ba tôi vừa thèm muốn vừa
ghen tỵ. Nhưng hắn sợ ba tôi và bác Bắc tôi lắm. Bác
Bắc tôi làm việc trên tỉnh nên mỗi lần về xã công
tác, bọn Chưởng Tuyên, Tuần Dật, Vịnh Điệng,…cứ
khép nép gặp bác tôi đâu cũng “thưa anh, thưa anh”
trông tội nghiệp lắm. Nay bác Bắc tôi bị đội cải
cách đưa ra đấu tố thì chúng hởi lòng hởi dạ cố
tìm mọi cách dựng chuyện tố điêu để làm hại bác
Bắc tôi đến chết. Có qua thử thách CCRĐ mới thấy rõ
được cái bản chất đố kỵ, ích kỷ, nhỏ nhen và độc
ác của bè lũ nông dân trọc phú vô học này.
Sau
đây, tôi xin thuật lại vài cuộc đấu tố địa chủ mà
tôi đã được tận mắt chứng kiến.
Tối
hôm đó, tôi đã theo mẹ tôi ra sân đấu để xem cuộc
đấu tố ông nội tôi. Ông nội tôi sau một năm trời đi
ăn mày, nay lại bị giam nên gầy gò lắm. Kể từ ngày
về bên ngoại, tối hôm đó tôi mới được tận mắt
thấy lại ông nội. Hai dân quân đã xô ông nội tôi ngồi
bệt xuống một góc sân trông như một xác chết, mắt
ông lờ đờ, hai tay ôm lấy gối bỗng giật nẩy mình
bởi tiếng thét của tay đội trưởng đội CCRĐ Đỗ Chí
Thẹo:
-Địa
chủ Đặng Đình Báu! Ba hôm nay các cốt cán chuỗi rễ
vì thương mày đau yếu nên không lên đấu tố mày chứ
không phải vì mày vô tội đâu nhé! Hôm nay mày hãy dỏng
tai lên, mở mắt ra mà nghe xem mày mắc những tội gì
nhé! Tiếp theo xin mời cốt cán Chưởng lên đấu!
-Địa
chủ Đặng Đình Báu! Mày có biết tao là ai không? Mày
còn nhớ năm 1932 khi tao đi ở cày ruộng cho mày, đêm nào
mày và vợ mày cũng bàn nhau chuyện bán ruộng cho Cửu
Hạnh để lấy tiền tiếp tế cho thằng Trung đang theo
bọn quốc dân đảng phản động tại Kon Tum, mày có nhớ
không, hả? Rồi năm 1940, mày lại bán ruộng để cấp
tiền cho cả thằng Bắc và thằng Trung vào tận Sài Gòn
để hoạt động trong tổ chức quốc dân đảng phản
động tại Nam Kỳ, chắc mày còn nhớ chứ? Mày tưởng
bấy lâu nay, thằng Trung và thằng Bắc con của mày theo
bọn quốc dân đảng phản động dưới danh nghĩa tỉnh
ủy viên CS để phá hoại cách mạng từ bên trong mà che
được mắt của đồng bào sao? Mày hãy thành khẩn nhận
tội đi để được cụ Hồ khoan hồng, hoặc là mày sẽ
bị xử tử đó! Chọn đi!
-Dạ,
con biết ông là Chưởng rồi ạ! Đội xử tử con cũng
được nhưng ông nói sai thì con không thể nào nhận được
ạ! Các con của con dù phải chết chúng cũng chỉ đi theo
cụ Hồ và cách mạng thôi, chứ không bao giờ đi theo bọn
quốc dân đảng phản động đâu ạ!
-Đã
đảo địa chủ Báu cường hào gian ác ngoan cố! Hồ chủ
tịch muôn năm! Mao chủ tịch muôn năm!
Chưởng
Tuyên tự hô khẩu hiệu rồi xấn tại cầm râu ông nội
tôi giật mạnh làm ông tôi ngã sóng soài ra đất. Không
phải chỉ mình mẹ tôi mà rất nhiều người dự cuộc
đấu hôm ấy đều vén áo lên lau nước mắt. Trong lúc
hai dân quân đang đỡ ông nội tôi ngồi dậy thì đội
trưởng Thẹo lại dõng dạc gọi tiếp:
-Mời
cốt cán Kỳ lên đấu!
Cháu
Kỳ người Văn Yên có cha mẹ bị chết đói năm 1945, đi
ở cày ruộng cho ông nội tôi được 5 năm thì ông nội
tôi đã cưới vợ, làm nhà và cho hai sào ruộng để làm
vốn. Nhưng tên này tham của, được đội trưởng Thẹo
hứa sẽ cho cái chuồng trâu nối liền gian bếp bằng gỗ
lim của ông nội tôi làm quả thực nên hắn đã lên đấu
rất hùng hổ:
-Địa
chủ Đặng Đình Báu! Mày có biết tao là ai không? Mày có
biết mày đã bóc lột tao bao nhiêu năm không, hả? Mày có
biết năm 1945 chỉ vì bọn địa chủ bóc lột khốn nạn
như mày mà hơn hai triệu người đã chết đói trong đó
có cả cha mẹ tao không, hả? Vậy mà sau đó mày còn giở
trò đạo đức giả làm nhà và cưới vợ cho tao. Đó là
một tội ác tày trời, mày có biết không? Con cháu của
tao sẽ đời đời khắc ghi tội ác này của mày, mày rõ
chưa?
-Dạ,
con chỉ làm theo lời Phật dạy thôi ạ! Ông nội tôi
thều thào trả lời.
Sau
khi Cháu Kỳ đấu xong nhiều tiếng khóc thút thít đã bật
lên từ phía cuối sân. Vì phải có tới gần một chục
gia đình trong xóm tôi đã bị ông nội tôi “giở trò
đạo đức giả” như thế nên họ đã không cầm được
nước mắt khi thấy ông nội tôi đang sắp đến ngày gần
đất xa trời vào lúc này. Nhưng ngạc nhiên nhất là lời
tuyên bố của đội trưởng Thẹo:
-Địa
chủ Đặng Đình Báu đã phạm trọng tội là đã nuôi
nấng và tiếp tế cho bọn quốc dân đảng phản động.
Nhưng vì tuổi già sức yếu nên đội tạm cho về nhà
nằm nghỉ. Lúc nào địa chủ Báu khỏe lại, mời bà con
lại tiếp tục đấu tố nó hăng hái hơn nữa. Bà con hãy
học tập cách đấu tố của cốt cán Chưởng, vừa có
lý vừa có sức mạnh, bà con rõ chưa?
Tôi
thở phào nhẹ nhõm chạy lại ôm chầm lấy ông nội sau
tám tháng trời xa ông. Nhưng ông chưa kịp nhận ra tôi
thì hai dân quân đã xô tôi ra để cho anh hai con bác Bắc
cõng ông tôi về nhà. Tôi cứ vừa đi theo sau vừa khóc
thút thít. Mẹ tôi nói, ông nội đã bị bắt giam hai tuần
nay rồi. Bác Bắc trai và cố Cửu Hạnh cũng bị bắt
giam nhưng riêng mẹ tôi do có con nhỏ nên được ở nhà.
Sáng
hôm sau, mẹ tôi bảo tôi mang cháo sang cho ông nội lúc
còn tờ mờ sáng. Bà nội thấy tôi đã từ Can Lộc trở
về thì mừng lắm nhưng không hỏi chuyện được vì sợ
làm ông tỉnh giấc. Đêm qua về nhà, ông nội cứ nằm
bất động như thế vì vừa mệt vừa buồn ngủ. Tôi khẽ
sờ vào đôi chân gầy guộc của ông nội và tự hỏi,
không hiểu ngày xưa làm sao ông đã có thể cõng được
tôi trên lưng đi qua một đoạn đường khá dài bị ngập
lụt trên đôi chân gầy guộc này? Phải chi ông nội là
một ông Bụt trong các chuyện cổ tích mà ông đã từng
kể cho tôi nghe?
Rồi
cũng sáng hôm đó mẹ tôi mới kể lại cho tôi nghe về
các cuộc đấu tố cố Cửu Hạnh, bác Bắc trai, ông nội
tôi vào những hôm tôi còn ở Can Lộc chưa về. Mẹ tôi
nói, “Buồn tẻ nhất là các buổi đấu tố ông nội
con mấy hôm đầu. Ông chỉ ngồi bệt ngủ gật ở góc
sân vì không có ai lên đấu cả. Đêm qua mới có người
lên đấu ông nội chắc là ông đội trưởng đã bắt họ
phải diễn tập nhiều buổi và hứa chia nhiều quả thực
nên Chưởng Tuyên, Cháu Kỳ mới hùng hổ như thế đó,
con ạ!” Khi đó tôi mới tò mò hỏi mẹ tôi:
-Thế
cố Cửu Hạnh đâu mà tối qua con chỉ thấy bác Bắc
trai thôi, thưa mẹ?
-Khác
với ông nội và bác Bắc trai của các con, cố Cửu Hạnh
chỉ bị đấu tố hai đêm thôi. Đêm đầu, khi cốt cán
lên đấu cố, dù đúng dù sai cố cũng đều nhận là
“người có tội để được hưởng chính sách khoan hồng
của Hồ chủ tịch” như lời đội trưởng Thẹo đã
hứa. Do đó, các buổi đấu tố cố Cửu đã không gây
căng thẳng, thậm chí mọi người còn thương cố. Có
người tố cố đã nhiều lần góp tiền và vàng ủng hộ
bọn Việt Minh quốc dân đảng phản động trước năm
1945, cố cũng nhận “con có tội”. Có người tố cố
đã cho thợ cày ăn gạo hẩm với mắm thối, việc này
do bà Cửu gây ra nhưng bà Cửu đã chết lâu rồi nên cố
cũng nhận là “con có tội”. Có người tố cố đã mời
lính Khố Xanh về trông coi ruộng lúa vào năm đói 1945 và
đã đánh đập người cắt trộm lúa, việc này cũng do
bà Cửu gây ra vì dịp đó cố Cửu đi vắng, nhưng cố
cũng nhận là “con có tội”. Tuần Dật, Chưởng Tuyên,
Vịnh Điệng…còn đặt điều dựng chuyện cho cố nhiều
tội nữa như hiếp dâm, đánh người ở, cho vay nặng
lãi…nhưng cố không cãi mà đều nhận là “con có tội”.
Cố làm như thế nên những cốt cán lên đấu cố để
được chia quả thực cũng phấn khởi, mà đội trưởng
Thẹo cũng rất tự hào là “cuộc đấu tố địa chủ
Hạnh đã rất thành công”. Cố Cửu Hạnh còn phải trải
qua một cuộc đấu xã vào ban ngày nữa, nhưng mọi việc
vẫn được diễn lại như buổi đấu đầu tiên. Cuối
buổi đấu cố Cửu Hạnh đó, đội trưởng Thẹo đã
tuyên dương cố Cửu Hạnh như sau: “Địa chủ Đặng
Văn Hạnh là người đã thấm nhuần chính sách CCRĐ của
Hồ chủ tịch, thật đáng làm gương cho nhiều địa chủ
còn ngoan cố khác. Các tội trạng mà địa chủ Hạnh đã
nhận tuy rất nghiêm trọng nhưng xét sự thành khẩn của
địa chủ Hạnh là đáng hoan nghênh nên chắc chắn rồi
đây địa chủ Hạnh sẽ được hưởng chính sách khoan
hồng của Hồ chủ tịch!” Thấy đội trưởng Thẹo nói
thế nên mẹ đã rất mừng cho cố Cửu, con ạ.
Mẹ
tôi lại từ từ kể tiếp: “Khác với cố Cửu Hạnh,
các buổi đấu tố bác Bắc trai vô cùng căng thẳng. Bác
Bắc đã không chịu nhận bất cứ lời vu cáo nào của
bọn Chưởng Tuyên, Thọ Bút, Vịnh Điệng, Nguyên Nhờn,
Văn Cơ, Chắt Điểu, Tuần Dật…đã cố dựng ngược
lên cho bác Bắc trai. Buổi đấu tố nào bác Bắc cũng bị
chúng đánh vào mạng sườn ngã lăn ra đất, đạp vào
mặt chảy máu mồm máu mũi hoặc bị giật hết cả tóc
trên đầu làm bác ngất lên ngất xuống. Nhưng lần nào
bác cũng chỉ nói: “Những tội mà các cốt cán vừa tố,
con không hề làm, nên con không thể nhận được ạ! Ông
đội trưởng có thể xử tử con, nhưng con nguyện suốt
đời chỉ đi theo Hồ chủ tịch chứ không bao giờ đi
theo bọn quốc dân đảng phản động như các cốt cán đã
tố con đâu ạ!” Và lần nào kết thúc các buổi đấu
tố bác Bắc trai cũng là những trận đòn đánh hội đồng
của các cốt cán kết hợp với những tiếng hô đanh
thép: Đã đảo địa chủ phản động Đặng Đình Bắc
ngoan cố! Kiên quyết xử bắn Đặng Đình Bắc để làm
gương cho nhiều tên phản động còn ngoan cố khác!”
Mẹ
tôi cứ rỉ rã kể chuyện đấu tố mà quên là trời đã
gần trưa. Lúc đó, mẹ bảo tôi vào bếp nhóm củi thổi
cơm, rồi bà vừa nhặt rau vừa kể tiếp cho tôi nghe:
-Hôm
đấu tố bác Chắt Hoàn con cố Cửu Hạnh cũng rất nhẹ
nhàng. Bác Chắt Hoàn chủ yếu làm nghề thợ may, hay lấy
rẻ cho mọi người nên ai cũng yêu quý bác. Chỉ có cốt
cán Phượng và vài cốt cán khác đang nhìn vào cái nhà
và cái máy khâu của bác Chắt Hoàn để mong được chia
quả thực nên mới lên tố điêu cho bác Chắt Hoàn một
số tội, nhưng bác đã thành khẩn nhận “con có tội”
nên hai buổi đấu xóm và đấu xã của bác Chắt Hoàn
cũng đã kết thúc không căng thẳng.
-Thế
người ta đã đấu tố mẹ như thế nào sao không thấy
mẹ kể cho con nghe?
-Mẹ
đã bị thằng An con Nguyên Nhờn đập gẫy hai cái răng
cửa mà con không nhận ra à? Những người từng ăn ở
trong nhà mình ai cũng thương mẹ nên không ai lên đấu
cả. Thằng An con Nguyên Nhờn mới 17 tuổi lên tố mẹ đã
thu tô nhà nó gấp đôi tô nhà khác trong khi thực tế nhà
nó luôn khất tô không chịu nộp. Vừa tức Nguyên Nhờn
đã không chịu nộp tô để mẹ đóng thuế nông nghiệp,
nay lại còn cho thằng ranh con này lên vu cáo mẹ nên mẹ
đã uất quá hét lên: “Thằng ranh con kia! Tại sao cha mày
chưa chịu nộp tô mà mày lại dám dựng chuyện lên như
thế, hả?” Thế là mẹ bị nó đấm một quả trời
giáng thẳng vào mồm làm gẫy mất hai cái răng cửa, máu
chảy lênh láng, làm mẹ phải nằm nhà mất mấy hôm.
Không hiểu sao từ hôm đó chưa thấy đội trưởng Thẹo
bắt mẹ ra đấu tiếp.
Chiều
muộn hôm đó tự nhiên thấy bác Chắt Hoàn con cố Cửu
Hạnh vào gặp mẹ tôi. Tuy cùng họ nhưng cố Cửu Hạnh
là cửa trên, ông nội tôi cửa dưới nên chúng tôi phải
gọi các con cố Cửu Hạnh bằng bác. Chưa kịp ngồi uống
nước đã thấy bác Chắt Hoàn nói với mẹ tôi tha thiết
như van:
-Tôi
lạy thím, thím đừng cãi chúng nó nữa! Thím cãi bọn vô
học đó thì được cái gì mà để chúng đánh đau rồi
lăn ra ốm thì 5 thằng con còn nhỏ dại kia ai sẽ nuôi
cho thím, hả? Tôi nghe nói, tối nay chúng lại lôi thím ra
đấu xã đó. Thím phải cố gắng nhẫn nhịn hết mức
nếu có thể để còn sống được mà nuôi các con, bởi
vì chú Trung còn phải đi cải tạo biết bao giờ mới về?
Thím hãy nghe lời tôi một lần này đi! Tôi đã phải
liều mạng đến đây để gặp thím cũng vì thương 5 đứa
trẻ con nhà thím còn nhỏ dại đó, thím Trung ạ!
Vừa
nói xong, bác Chắt Hoàn đã vội chui bờ rào về thẳng
nhà vì sợ bọn dân quân bắt được. Quả nhiên tối đó
mẹ tôi đã bị lôi ra đấu xã ở trụ sở xóm Kỳ Nam
bên cạnh. Đầu tiên thấy Vịnh Điệng sừng sộ bước
lên:
-Địa
chủ Võ Thị Thanh! Mày có biết tao là ai không? Mày có
nhớ năm ngoái mày đã bán cho tao một con nghé, nhưng hai
tháng sau nó đã bị ngã xuống khe núi chết rữa ra rồi
mời tìm được xác không? Như vậy là mày đã biết,
trước sau con nghé này cũng sẽ chết nên mày đã lừa
bán cho tao. Sau khi con nghé đó chết tao vào đòi mày trả
lại tiền, mày đã không trả mà còn đổ lỗi cho tao đã
không biết trông giữ con nghé đó cẩn thận, mày có nhận
tội không, hả?
Biết
Vịnh Điệng đã tố bậy nhưng nhớ lại lời bác Chắt
Hoàn, mẹ tôi chỉ cúi mặt xuống rồi tấm tức khóc mà
không cãi lại nó. Lúc đó Chưởng Tuyên mới hằm hằm
bước lên:
-Địa
chủ Võ Thị Thanh! Mày là một con địa chủ gái gian
ngoan. Bao nhiêu năm nay mày đi chợ buôn bán vải để lấy
tiền nuôi chồng mày, thằng Trung đi hoạt động cho bọn
quốc dân đảng phản động ở Thanh Hóa, mày có nhận
tội không? Chồng mày còn làm tới chức ủy viên thường
vụ tỉnh ủy quốc dân đảng phản động tại Thanh Hóa,
mỗi lần về quê nó còn mang theo một tên quốc dân đảng
đi theo để bảo vệ, mày còn gì để chối cãi nữa
không? Nhờ ảnh hưởng của chồng, mày còn tham gia vào
tổ chức quốc dân đảng phản động tại xã ta để phá
hoại cuộc kháng chiến của Hồ chủ tịch nữa. Mày có
nhận tội không hay là muốn để tao bẻ gẫy nốt những
cái răng còn lại của mày đây?
Lần
này mẹ tôi cũng lại cúi gằm mặt xuống khóc chứ không
nói gì cả nên đã không bị chúng đánh. Cuối cùng đội
trưởng Thẹo nói:
-Bà
con hãy yên tâm, im lặng là sự đồng ý! Như vậy là nó
đã nhận tội. Các cốt cán khác còn ai định lên đấu
nữa không, xin mời lên tiếp tục!
Chờ
mãi không thấy ai lên đấu tố nữa nên buổi đấu xã
của mẹ tôi đã kết thúc. Anh em chúng tôi dìu mẹ tôi
về trong lòng đầy cảm kích về những lời khuyên chân
tình của bác Chắt Hoàn đối với mẹ tôi hồi chiều.
Chúng tôi biết nếu như không có những lời khuyên đó
thì không biết bây giờ mẹ tôi sẽ như thế nào. Bởi
vì tính mẹ tôi giống hệt tính cụ Võ Liêm Sơn, luôn
cương trực trước mọi bạo quyền.
Sau
các cuộc đấu tố kéo dài đó, cố Cửu Hạnh vẫn bị
tạm giam tại nhà Thái Thiêm để chờ tòa CCRĐ tuyên án.
Bác Bắc trai vì không chịu nhận tội nên còn bị tạm
giam trong xóm để còn đấu tố tiếp. Bác Chắt Hoàn do
đã thành khẩn nhận tội và không bị ai tố là quốc
dân đảng phản động nên đã không bị tạm giam. Trong
xã tôi đến lúc đó còn nhiều địa chủ khác chưa bị
đấu xã nên vẫn bị tạm giam trong xóm hoặc quản thúc
tại nhà. Những người ấy rất lo lắng trong đó có bác
Phó Hằng và cố Chắt Khả ở Kỳ Nam, cố Thơ Diễn ở
Kỳ Bắc, cố Tổng Hội, cố Tổng Cầu và ông Lan Phương
ở Vân Trình, cố Cửu Duy ở Phái Đông, ông Bẹp Đậu
và cố Cửu Lý ở Phái Nam, ông Ới Nhâm và bác Cu Minh ở
Phái Thượng, ông Bẹp Sung ở La Xá, ông Chắt Thẹ ở
Tiền Ngọa và nhiều địa chủ khác nữa ở rải rác
các xóm mà đến nay tôi không còn nhớ rõ tên nữa.
3-Một
cuộc xử bắn kinh hoàng và những vụ tự tử tang thương.
Tin
địa chủ Đặng Văn Hạnh là “người đã thấm nhuần
chính sách CCRĐ của nhà nước và sẽ được hưởng
chính sách khoan hồng của Hồ chủ tịch” đã được
đội trưởng Thẹo tuyên truyền tới khắp các thôn xóm
trong toàn xã. Vì cố Cửu Hạnh học rộng, tài cao lại
từng là một thầy giáo đức độ nên việc cố Cửu đã
“thành khẩn ký vào biên bản nhận tội để được
hưởng chính sách khoan hồng của bác Hồ” loan đi đã
làm xao lòng nhiều địa chủ còn “ngoan cố không chịu
nhận tội” trong các cuộc đấu tố vừa qua ở các xóm
khác.
Thêm
một tin vui là sau gần 30 ngày bị tạm giam tại nhà Thái
Thiêm, cố Cửu Hạnh đã gửi một lá thư về cho bác Bẹp
Huỳnh gái và bốn đứa cháu nội mồ côi cha của cố.
Trong lá thư đó có đoạn cố đã viết: “Ông bị tạm
giam nhưng đã được đối xử rất tử tế, ăn no và đầy
đủ thức ăn. Nay có lẽ ông đã lên được vài cân rồi.
Mẹ Bẹp ở nhà không phải lo cho ông mà hãy cố gắng
chăm sóc lấy các con để chờ ngày cha con, ông cháu được
đoàn tụ với nhau nhé!” Bác Bẹp Huỳnh trai, con trai cả
của cố mất năm 1950 đã để lại người vợ trẻ và
bốn đứa con gái còn nhỏ tuổi. Tội nghiệp nhất là Út
Nịu mới vừa tròn 5 tuổi, ngày cha mất còn nằm ngữa
trong nôi. Cái tin cố Cửu Hạnh biên thư về cũng đã
được đội trưởng Thẹo loan đi toàn xã. Ai cũng mừng
cho cố Cửu Hạnh, một người ông nội hiền lành, tốt
bụng và rất mực yêu thương các cháu nội mồ côi của
mình. Vì chơi thân với bác Bẹp Huỳnh gái nên mẹ tôi
cũng rất mừng khi được đọc lá thư của cố Cửu gửi
về.
Thêm
vào đó, các viên đội phụ trách các xóm còn rỉ vào
tai bà con rằng “địa chủ Đặng Đình Bắc do ngoan cố
không chịu nhận tội nên có thể sẽ bị xử bắn ngay
trong phiên xử án đầu tiên” đã làm cố Tổng Hội là
bố đẻ của bác Bắc gái hoang mang cực độ. Cố Tổng
Hội là một đảng viên 1930 do được sự phân công của
tổ chức nên cố đã đứng ra nhận làm cai tổng để
bảo vệ tổ chức đảng. Mấy đợt đấu xóm vừa qua,
cố Tổng đã bị các cốt cán tố “địa chủ Phan Đình
Hội là một tên cai tổng phục vụ ý đồ đen tối của
bọn quốc dân đảng phản động” nhưng cố đã kiên
quyết không nhận tội đó. Nay thấy người con rể yêu
dấu của mình có thể sẽ bị xử bắn nên cố vừa
thương vừa sợ. Thế là trong cuộc đấu xã gần đây
nhất, cố Tổng Hội đã theo gương cố Cửu Hạnh nhận
hết những “tội trạng” mà đội trưởng Thẹo đã
xui các cốt cán lên đấu mình để “được hưởng
chính sách khoan hồng của Hồ chủ tịch”. Sau khi cố
Tổng Hội đã nhận tội thì lần lượt những địa chủ
ở các xóm khác như cố Cửu Duy, ông Ới Nhâm, cố Thơ
Diễn, cố Chắt Khả, ông Bẹp Sung, ông Lan Phương, cố
Tổng Cầu, bác Cu Minh, ông Chắt Thẹ, ông Bẹp Đậu, cố
Cửu Lý…đã lần lượt nhận là “con có tội” trong
các cuộc đấu xã vừa xẩy ra gần đây nhất.
Đặc
biệt hôm 24 tháng Tám âm lịch vừa rồi có vụ đấu xã
đối với bác Phó Hằng mới bị đôn lên địa chủ hơn
chục ngày nay. Bác Phó Hằng là bác họ của tôi vốn là
con nhà nông chất phác. Nhờ cần cù lao động và biết
căn cơ tiết kiệm nên năm ngoái gia đình bác mới cất
được một ngôi nhà rất đẹp. Nhưng tất cả của cải,
ruộng đất, nhà cửa của bác ấy đều do con cháu trong
nhà tự tay làm ra chứ chưa thuê mướn bóc lột một nông
dân nào khác. Khi bị đưa ra đấu xã vào một buổi chiều
ngay trước mắt tôi, Bẹp Phụng đã vu cho bác Phó Hằng
là “tay sai đắc lực của tên quốc dân đảng phản
động Đặng Đình Bắc”, vì Bẹp Phụng muốn chiếm
được ngôi nhà của bác ấy làm quả thực. Với tinh
thần “nhận tội đi để được Hồ chủ tịch khoan
hồng” nên dù bị Bẹp Phụng tố điêu tố láo, bác Phó
Hằng vẫn nhận là “con có tội”. Hôm ấy Bẹp Phụng
cứ cầm lọn tóc của bác Phó Hằng kéo bác sấp mặt
xuống đất rồi đấm tới tấp vào gáy bác ấy. Đó là
do bác Phó đã ngoan ngoãn nhận tội chứ nếu không thì
có lẽ đã bị Bẹp Phụng đánh bác chết tươi ngay tại
sân đấu hôm đó rồi!
Và
cái ngày định mệnh của những người dân lương thiện
trên chốn quê nghèo Đức Lâm thân thương của tôi xưa
nay vốn bình yên đã đến. Sáng sớm ngày 28 tháng Tám
năm Ất Mùi, tức ngày 13/10/1955, mẹ tôi gọi chúng tôi
dậy rất sớm ăn khoai luộc mà mẹ tôi đã luộc sẵn từ
tối hôm trước để cả nhà cùng kéo nhau xuống Đình Eo
tập trung xem xử án. Tại đó, theo lời đội trưởng
Thẹo, bà con sẽ được nghe tòa án nhân dân đặc biệt
xã Đức Lâm xử một tên địa chủ đầu sõ vô cùng
nguy hiểm của xã mình. Trên đường đi, mẹ tôi và bác
Bắc gái cứ ứa lệ nhìn nhau như hai bà đã đoán biết
được số phận của bác Bắc trai hôm nay sẽ được
định đoạt trong phiên xử này.
Đến
sân Đình Eo, tôi đã choáng ngợp bởi có tới mấy ngàn
người của xã tôi và các xã lân cận đến dự. Gần
bốn chục gia đình địa chủ trong xã đã được đội
trưởng Thẹo “ưu tiên” cho ngồi lên hai hàng đầu để
được nhìn rõ hơn. Bác Bắc gái và mẹ tôi còn dùng
khăn đen che mặt để người ngoài không biết là hai bà
đang khóc. Hai chị con gái bác Bắc cứ ôm chặt lấy mẹ
vì sợ bà sẽ bị ngất, còn mẹ tôi thì ôm thằng con út
3 tuổi của bà vào lòng như đang tiếp cho nó thêm lòng
can đảm. Các gia đình bác Bẹp Huỳnh và bác Chắt Hoàn
con cố Cửu Hạnh cũng yên lặng ngồi bên cạnh chúng tôi
như để thể hiện sự cảm thông và sẻ chia cùng bác
Bắc gái của tôi. Riêng cái Út Nịu mới 5 tuổi, đứa
cháu nội mồ côi thân thương nhất của cố Cửu Hạnh
thì vẫn hồn nhiên chạy nhảy trước mặt mọi người
như một con chim vàng anh đang bay nhảy dưới cái nắng
thu vàng rực rỡ.
Ngay
trước mặt chúng tôi là một cái lễ đài mới được
dựng lên để chánh tòa và bồi thẩm đoàn ngồi trên
hai hàng ghế phía sau hai cái bàn lớn đặt kề nhau. Phía
sau lưng hàng ghế chánh tòa ngồi là một cái phông bằng
vải màu xanh xi lâm của Trung Quốc, có một dòng chữ
thật lớn: TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐẶC BIỆT XÃ ĐỨC LÂM. Phía
trên hàng chữ đó là các bức ảnh của Các Mác, Ăng
Ghen, Lê Nin, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Bun Ga Nin, Kim
Nhật Thành…được treo khá trang trọng. Phía trên hàng
ảnh là hai lá cờ lớn: cờ đỏ sao vàng và cờ đỏ búa
liềm. Còn ở ngay góc lễ đài có một hàng cọc tre chôn
xuống đất quây tròn lại như một cái cũi chó lớn, mẹ
tôi nói, đó là vành móng ngựa. Trời ơi, bác Bắc trai
yêu dấu của tôi sắp sửa sẽ phải đứng trong cái cũi
chó này ư? Rồi bỗng nhiên nước mắt tôi giàn dụa làm
mẹ tôi phải cầm lấy tay tôi giật giật: “Hãy can đảm
lên con trai!”
Đúng
8 giờ sáng, bồi thẩm đoàn lần lượt bước ra lễ đài.
Bỗng hàng ngàn người đứng vụt dậy rồi hô to khẩu
hiệu theo lời hô của một ai đó: “Nhiệt liệt chào
mừng buổi xử án đầu tiên của tòa án nhân dân đặc
biệt xã Đức Lâm!” Tiếp theo là một người trong đám
đông đứng lên hô lớn::
-Đã
đảo tên quốc dân đảng phản động Đặng Đình Bắc
ngoan cố! Kiên quyết bắt địa chủ Đặng Đình Bắc
phải đền tội! Hồ chủ tịch muôn năm! Mao chủ tịch
muôn năm!
Hàng
ngàn tiếng hô “Đã đảo!”, “Kiên quyết!” và “Muôn
năm!” cứ thế được nhắc đi nhắc lại như vỡ bờ
lan sang cả huyện Cẩm Xuyên ngay bên kia sông Vịnh Lại.
Rồi tay chủ tịch xã Hòa Xờ, một cố nông mù chữ trăm
phần trăm, từ ngày được cử làm chủ tịch xã chỉ
biết ký mỗi chữ “Xờ”, bước lên lễ đài nói mấy
câu đã được học thuộc lòng:
-Hôm
nay, được sự đồng ý của Đoàn ủy CCRĐ và đoàn cố
vấn Trung Quốc, tòa án nhân dân đặc biệt xã Đức Lâm
sẽ mở phiên tòa xét xử một tên địa chủ đầu sõ vô
cùng nguy hiểm. Bây giờ, xin kính mời tất cả bà con
đứng dậy để chúng ta làm lễ chào cờ.
Sau
khi làm lễ chào cờ và hát quốc ca xong thì đội trưởng
Thẹo đã bước ra tự giới thiệu:
-Kính
thưa toàn thể đồng bào! Tòa án nhân dân đặc biệt xã
Đức Lâm đã được thành lập ngày 1/10/1955 theo quyết
định số 23 của đoàn ủy CCRĐ huyện Thanh Hà do ông
Nguyễn Văn Ẻm, một cán bộ của đoàn ủy CCRĐ cử
xuống làm chánh tòa, bà Bùi Thị Mẹc làm thẩm phán, bà
Đặng thị Mùi làm thư ký phiên tòa, ông Đặng Hữu
Điệng là đại diện của hội thẩm nhân dân và tôi đội
trưởng Đỗ Chí Thẹo làm phó chánh tòa xin được bắt
đầu làm việc. Thưa bà con, bồi thẩm đoàn chúng tôi đã
xem xét hàng ngàn trang hồ sơ, lời khai và chữ ký của
gần bốn chục tên địa chủ phản động của xã ta. Các
phiên tòa sẽ được mở lần lượt từ hôm nay đến
ngày 7/11/1955 để xét xử tội trạng của các tên địa
chủ phản động đầu sõ theo thứ tự các xóm Kỳ Trung,
Kỳ Nam, Kỳ Bắc, La Xá, Tiền Ngọa, Phái Đông, Phái Nam,
Phái Thượng và Vân Trình. Trong phiên xử đầu tiên này,
tòa sẽ xét xử tội trạng của các địa chủ đầu sõ
xóm Kỳ Trung. Trước tiên, xin mời dân quân giải tên
Đặng Đình Bắc ra trước vành móng ngựa!
Từ
giữa sân, Chưởng Tuyên bỗng đứng vụt dậy hô lớn:
“Đã đảo địa chủ đầu sõ Đặng Đình Bắc ngoan cố!
Kiên quyết bắt tên địa chủ đầu sõ Đặng Đình Bắc
phải đền tội!” Sau khi nghe đội trưởng Thẹo tuyên
bố và các câu khẩu hiệu của Chưởng Tuyên vừa hô,
bác Bắc gái đã ngất xỉu trong vòng tay của hai cô con
gái. Còn mẹ tôi thì bặm môi căm uất nhìn lên lễ đài,
nơi bác Bắc trai đang bị hai dân quân lôi ra trước cái
vành móng ngựa hình cũi chó đó. Bác Bắc trai yếu quá
không tự đứng được nữa mà phải dùng hai tay bám chặt
vào hai cái cọc tre của vành móng ngựa để đứng. Từ
lễ đài quay xuống nhìn hàng ngàn người dân đang hướng
về phía bác Bắc trai tôi, tay phó chánh tòa Đỗ Chí Thẹo
dõng dạc nói:
-Thưa
bà con, địa chủ Đặng Đình Bắc, sinh năm 1906 tại xóm
Kỳ Trung, xã Đức Lâm, huyện Thanh Hà là một tên quốc
dân đảng phản động cực kỳ nguy hiểm. Hơn hai tháng
trời trải qua 12 cuộc đấu xóm, liên xóm và 3 cuộc đấu
xã, các cốt cán đã vạch trần các tội trạng rành rành
mà nó vẫn ngoan cố không chịu nhận tội. Để bảo vệ
sự tồn vong của chế độ và sự nghiêm minh của luật
CCRĐ do Hồ chủ tịch đã ký ban hành, phiên tòa hôm nay
sẽ xét xử tên Đặng Đình Bắc với tội danh cao nhất.
Tôi
đang bàng hoàng nghe đội trưởng kiêm phó chánh tòa Thẹo
nói thì chợt thấy chánh tòa Nguyễn Văn Ẻm cầm một tờ
giấy gì đó đưa cho Thẹo xem. Đỗ Chí Thẹo đang vùng
vằng có vẻ bực mình thì Nguyễn Văn Ẻm đã bố cáo
trước toàn thể bà con:
-Kính
thưa bà con! Tôi vừa nhận được bức điện này từ
đoàn ủy CCRĐ của huyện Thanh Hà gửi xuống. Bức điện
nói đại ý, theo chỉ thị của các cố vấn Trung Quốc,
bị cáo Đặng Đình Bắc từng là một cán bộ của huyện
ủy Thanh Hà và là tỉnh ủy viên của tỉnh ủy Hà Tĩnh.
Vì vậy, đoàn ủy CCRĐ của huyện Thanh Hà sẽ phải xét
xử tên Đặng Đình Bắc trong phiên tòa sắp tới của
tòa án nhân dân đặc biệt của huyện nhà để làm gương
cho bọn quốc dân đảng phản động còn ngoan cố trong
toàn huyện. Đến hôm xét xử bị cáo Đặng Đình Bắc,
chúng tôi sẽ thông báo ngày giờ và địa điểm cụ thể
để mời bà con xã ta đến dự. Tiếp theo phiên tòa hôm
nay, tòa sẽ tiến hành xét xử bị cáo Đặng Văn Hạnh.
Nguyễn
Văn Ẻm vừa nói xong thì đã thấy hai dân quân lúc nãy
dìu bác Bắc trai xuống ngồi cùng với hơn 30 các địa
chủ khác cũng đã bị triệu tập đến để xem buổi xử
án. Một lát sau mới thấy hai dân quân khác dẫn cố Cửu
Hạnh bước ra trước vành móng ngựa.
Khác
với bác Bắc trai tôi xanh xao gầy gò, đứng trước vành
móng ngựa là một cố Cửu Hạnh đỏ da thắm thịt đang
bình thản nhìn về phía chúng tôi như đang dõi tìm ai đó.
Bỗng cái Út Nịu gọi lớn: “Ông nội ơi! Cháu đây
này!” Rồi nó cố nhào lên để mong ôm choàng lấy ông
nội nó nhưng không được nên đã òa lên khóc làm cố
Cửu cũng không cầm được nước mắt. Cả ngàn người
trên sân bỗng im bặt nhìn cụ già 73 tuổi quắc thước
khỏe mạnh, vừng trán rộng mênh mông, tóc hoa râm râu
dài trông như một ông tiên đang vẫy tay chào bà con trong
xã và nhiều người trong xã cũng đã vẫy tay chào lại
cố. Một cụ già nhân hậu đã dạy dỗ cho nhiều thế
hệ con em trong xã biết chữ quốc ngữ, biết yêu thương
đùm bọc lẫn nhau, biết cả về tướng số thiên văn
địa lý…Cố Cửu Hạnh đang như là hiện thân cho những
gì được gọi là văn minh nhất trong xã Đức Lâm của
tôi. Tôi đang nghĩ lan man như thế thì bỗng bị tiếng
chánh tòa Nguyễn Văn Ẻm ngắt quảng:
-Sau
đây, xin mời thẩm phán Bùi Thị Mẹc lên đọc bản cáo
trạng về bị cáo Đặng Văn Hạnh!
Bùi
Thị Mẹc là một cốt cán đã học xong lớp ba bổ túc
văn hóa, người Phái Nam chưa có chồng và có quan hệ rất
thân thiết với đội trưởng Đỗ Chí Thẹo. Trong rất
nhiều cuộc đấu tố địa chủ do đội trưởng Thẹo
chủ trì, Mẹc thường được đi theo làm thư ký để ghi
lại các lời tố cáo của các cốt cán và lời nhận tội
của các địa chủ. Vì vậy, Mẹc nắm rất vững hồ sơ
vụ án của cố Cửu Hạnh. Bùi Thị Mẹc cầm một tờ
giấy đã viết sẵn rồi từ từ đọc:
-Bị
cáo Đặng Văn Hạnh sinh năm 1883, nguyên quán xóm Kỳ
Trung, xã Đức Lâm, huyện Thanh Hà. Qua các buổi đấu tố
ở xóm và ở xã, bị cáo Đặng Văn Hạnh đã thừa nhận
bằng văn bản có chữ ký tự xác nhận đã phạm các tội
trạng nghiêm trọng xin được tóm tắt như sau. Một là:
trước năm 1945, bị cáo Hạnh đã nhiều lần tiếp tế
tiền, vàng và lương thực cho bọn quốc dân đảng phản
động trong xã đứng đầu là tên đầu sõ Đặng Đình
Bắc. Hai là: năm đói 1945, bị cáo Hạnh đã mời lính
Khố Xanh của chính quyền cũ về canh lúa và đã đánh
đập một số người bị đói cắt trộm lúa của Hạnh.
Ba là: bị cáo Hạnh đã làm giàu bất chính bằng cách
cho vay nặng lãi và bóc lột người ở thậm tệ. Ngoài
ra, bị cáo Hạnh còn thừa nhận đã phạm nhiều tội
trạng khác nữa. Vậy chúng tôi đề nghị bị cáo Đặng
Văn Hạnh phải chịu mức án tương xứng với các tội
trạng mà bị cáo đã phạm!
Mẹc
cũng đã có một thời làm con ở trong nhà cố Cửu, nên
khi nghe thẩm phán Bùi Thị Mẹc đọc bản cáo trạng về
các tội của mình, cố Cửu Hạnh trông vẫn bình tĩnh vì
có lẽ cố đã nghĩ là thế nào mình cũng sẽ được
hưởng chính sách khoan hồng của Hồ chủ tịch. Nhưng
đến khi nghe chánh tòa Nguyễn Văn Ẻm tuyên án: “Đặng
Văn Hạnh bị tòa kết án tử hình và bản án phải được
thi hành ngay lập tức!” thì cố đã thất thần ngữa
mặt lên trời như một con nai con bị sập bẫy đang ngơ
ngác nhìn trăng kêu cứu. Hàng ngàn cặp mắt của người
đến dự phiên tòa trên sân Đình Eo hôm ấy cũng ngơ
ngác nhìn lên trời vì không còn tin vào tai mình nữa! Một
số người đã đau đớn buột miệng thốt lên: “Trời
ơi, sao lại xử tử một thầy giáo già nhân từ và đức
dộ như thế!”
Trong
khi các con, các cháu ruột của cố Cửu Hạnh chưa kịp
hiểu chuyện gì vừa xảy ra thì đã thấy các dân quân
lôi ngay cố ra trói vào một cái cột gỗ đã chôn sẵn
dưới chân Rú Trò cạnh lối lên chùa Tịnh Lâm và bịt
mắt cố lại. Ngay tiếp sau là hai phát súng kinh hoàng nổ
“Đoàng! Đoàng!” làm ngực cố phun trào máu và óc trên
đầu cố phọt ra ngoài tung tóe! Đến lúc đó những
người ruột thịt của cố mới hiểu rằng, người cha
và người ông thân yêu của họ đã vĩnh viễn không còn
ở trên cõi đời này nữa! Rồi ngay tức khắc, các dân
quân cởi dây trói ra khỏi cột và kéo lê xác cố Cửu
Hạnh vòng theo chân Rú Trò chừng 100m và đạp xác cố
xuống một cái hố đất đã được đào sẵn bên chân
rú. Nãy giờ cái Út Nịu đang nằm thiu thiu trong lòng mẹ
thì sau khi nghe tiếng súng nổ, nó mới choàng tỉnh dậy
ngơ ngác nhìn lên lễ đài nhưng chẳng thấy ông nội
mình đâu nữa! Nó vùng dậy chạy lao đi tìm ông nội
trong tiếng gào khóc thê thảm của một bé gái mới đầy
5 tuổi:
-Ông
nội ơi! Ông nội đi đâu rồi? Ông hãy về nhà với
cháu, ông nội ơi!
Tiếng
gào khóc thảm thiết của Út Nịu như xé ruột, xé gan
mọi người nhưng cũng vì thế mà tất cả chúng tôi đã
không một ai dám khóc để chị Vinh con gái lớn của bác
Bắc dỗ Út Nịu: “Ông nội của em đã được các chú
dân quân đưa về nhà rồi! Hãy lại đây để chị cõng
em về nhà thật nhanh may còn kịp gặp ông nội của em
đó! Ông đang đợi em ở nhà mà, Út Nịu ơi!” Nói rồi,
Út Nịu đã được chị Vinh cõng về nhà trước.
Không
ai có thể ngờ rằng, cuộc xử án đã diễn ra nhanh như
thế! Từ lúc cố Cửu Hạnh bước ra trước vành móng
ngựa để nghe tuyên án đến lúc xác cố bị đạp xuống
hố sâu chỉ xẩy ra chưa đầy 15 phút. Mười lăm phút
kinh hoàng đó đã ám ảnh ký ức tuổi thơ của tôi suốt
cả cuộc đời này! Út Nịu ơi, sáu mươi năm đã trôi
qua rồi nên anh dù muốn cũng không thể nào dỗ em được
nữa! Nhưng anh chỉ biết chắc một điều rằng, ông nội
của em, ông nội thân yêu của chúng ta đã không chết mà
ông vẫn còn mãi ở trên cõi Niết Bàn, vẫn đang dõi
theo chúng ta từng bước đi và sẽ luôn phù hộ cho chúng
ta, Út Nịu ạ!
Trưa
hôm ấy, các dân quân đã áp giải mẹ tôi, bác Bắc gái,
bác Bẹp Huỳnh, bác Chắt Hoàn cùng bọn trẻ con chúng
tôi về đến tận nhà. Đang vừa đói vừa buồn, tôi và
cậu em út trêu nhau rồi tôi đã vô ý xô ngã em trai làm
vỡ cái nồi đất duy nhất còn lại của mẹ tôi. Toàn
bộ tài sản của gia đình tôi sáng hôm đó đi xem xử án
cũng đã bị đội cải cách niêm phong hết rồi! Không
còn cái nồi đất nấu khoai cũng đồng nghĩa với việc
trưa nay cả nhà tôi sẽ phải nhịn đói. Lúc mẹ tôi
đang nằm khóc vật vã ở đống rơm đun bếp thì chợt
thấy bác Bẹp Huỳnh dắt cái Út Nịu đến để chơi với
cậu em trai út của tôi vì hai đứa thân nhau như chị em
ruột. Tôi còn nhớ ngày mẹ tôi sinh con út lại là trai,
bác Bẹp Huỳnh đã nài nỉ: “Thím Trung ơi, nhà thím 5
đứa con đều trai, nhà tôi lại 4 đứa toàn gái. Tôi
muốn thím đổi cho tôi thằng út lấy cái Út Nịu về
nuôi để cả hai nhà đều có nếp có tẻ, được không
thím?” Mẹ tôi cũng đồng ý nhưng vì em út của tôi mới
sinh đang cần sữa mẹ nên mẹ tôi đã nói: “Có đổi
thì cũng để chúng lớn thêm chút đã!” Mẹ tôi thương
bác Bẹp Huỳnh lắm vì bác trai đã mất sớm nên đã
không nỡ từ chối bác ấy. Bấy giờ, Út Nịu đã nín
khóc vì nó nghĩ ông nội nó đã trở lại trại giam rồi,
nên hai chị em chúng lại chơi vui vẻ như chưa có chuyện
gì đã xẩy ra. Mấy phút sau, bác Bẹp Huỳnh đã mang đến
cho mẹ tôi một cái nồi đất còn mới và nửa giờ sau
bữa khoai trưa sau một buổi sáng tang tóc kinh hoàng cũng
đã diễn ra.
Lúc
cả nhà tôi đang ăn khoai thì bỗng thấy một thằng bé
gầy giơ xương đang đứng ngơ ngác trước cửa bếp.
Nhìn một lúc mẹ tôi mới nhận ra được em Tư của tôi
rồi khóc òa lên:
-Ôi
thằng Tư! Sao con lại đến nông nỗi này, hả con?
Lúc
đó mẹ tôi mới nói cho tôi hay, em Tư của tôi đã đi ở
chăn bò cho dì dượng Lan Phương ở Vân Trình được 8
tháng rồi, hôm nay mới được trở về nhà lần đầu.
Rồi em Tư vừa trệu trạo nhai khoai vừa kể, em đã phải
nhịn đói 3 ngày nay vì phải đưa bò sang Rú Trò trú tạm
vì ở Vân Trình nước lụt lên ngập cả nhà. Ban đêm em
Tư phải ngủ nhờ ngoài hiên chùa Tịnh Lâm nhưng không
có cái gì để ăn cả vì các sư, các tiểu của nhà chùa
cũng đã bị đội cải cách đuổi về quê hai tháng nay
rồi! Sáng nay nước lụt đã rút hết, em mới dắt bò về
Vân Trình thì nhà dì dượng Lan Phương cũng đã bị niêm
phong hết rồi! Không còn gì để ăn nữa, nên dì Lan mới
cho em Tư về nhà.
Tôi
và em Tư gặp lại nhau sau 8 tháng trời cách xa nhau mừng
mừng tủi tủi. Tôi tưởng, tôi ở Can Lộc đã khổ nào
ngờ em Tư tôi ở với dì dượng Lan còn khổ cực hơn
nhiều. Dượng Lan chỉ lo chắt bóp làm giàu chứ không
lúc nào dám cho con cho cháu ăn một bữa cơm độn khoai no
bụng cả. Dượng Lan xuất thân con nhà nghèo, ít ruộng
lại cần cù lao động không thuê mướn bóc lột ai, nhưng
đội CCRĐ đã nghe lời mấy cốt cán tham quả thực cố
tình quy cho dượng là địa chủ phản động để chiếm
nhà và tài sản của dượng. Nay dượng đã bị đấu tố
mấy buổi rồi, nhà cửa tài sản đã bị niêm phong để
tịch thu. “Chắc chắn nếu địa chủ Lan Phương không
bị bắn thì cũng phải đi tù mọt gông”, đội trưởng
Thẹo đã tuyên bố như thế trong cuộc đấu xã đầu
tiên khi dượng Lan ngoan cố không chịu nhận tội. Nhưng
nghe nói nay dượng Lan đã nhận “con có tội” rồi thì
không biết sẽ ra sao?
Đêm
hôm đó tôi cùng em Tư ngủ trên nóc chuồng trâu. Trong
giấc ngủ chập chờn, chẳng hiểu sao tôi toàn gặp ác
mộng. Không biết có phải vì hai con trâu nhà mình đã
vừa bị nông dân dắt đi không? Hay vì vụ xử bắn cố
Cửu Hạnh sáng nay quá kinh hoàng, khiến tôi vừa chợp
mắt được mươi phút là lại ú ớ kêu la hốt hoảng.
Trong những cơn ác mộng đó, lần nào tôi cũng thấy các
cánh đồng của xã tôi nhung nhúc những bầy quạ đen bay
dáo dác, kêu “quà, quà…” rầm trời. Rồi tôi quyết
định không ngủ nữa mà chỉ nằm yên để cho em trai tôi
được yên giấc ngủ ngon sau ba ngày đêm em đã phải
nhịn đói nhịn khát và mất ngủ. Nhưng chưa đến tảng
sáng thì bỗng bên nhà bác Bắc đã có tiếng khóc thất
thanh:
-Cha
ơi! Sao cha đã nỡ bỏ chúng con đi! Cha ơi là cha ơi!
Tôi
hốt hoảng chui bờ rào chạy sang thì đã thấy bác Bắc
gái đang vừa gào khóc vừa lăn lộn giữa sân. Hỏi ra
mới biết, con cậu Cháu Thiều vừa lên cho biết, cố
Tổng Hội, cha đẻ của bác Bắc gái và bà Nhạc vợ kế
của cố vừa treo cổ tự tử đêm qua rồi! Con cậu Cháu
Thiều còn mang lên một bức thư tuyệt mệnh của cố gửi
cho con rể nữa. Trong thư tuyệt mệnh để lại, cố đã
viết: “Bắc ơi, việc con kiên quyết không nhận những
tội mà mình đã bị vu cáo là hoàn toàn đúng, con ạ!
Cha đã bắt chước người khác nhận tội để được
hưởng chính sách khoan hồng của Hồ chủ tịch là bị
mắc lừa rồi! Cha biết, đằng nào thì cũng sẽ phải
chết nên cha đã quyết định tự chết chứ quyết không
để cho bọn dối trá dơ bẩn đó bắn vào người mình!
Vĩnh biệt các con! Ở dưới suối vàng, cha sẽ mãi mãi
phù hộ cho các con!” Lúc đó, tôi thấy mẹ tôi đang ôm
lấy bác Bắc gái và đang vừa cho bác ấy uống nước
vừa dỗ: “Chị khóc bé thôi kẻo dân quân lại kéo đến
bây giờ đấy, chị Bắc ạ!”
Chờ
mãi trời mới sáng hẳn nhưng cái không khí thanh bình của
của một buổi bình minh cuối thu hôm nay đã được thay
thế bằng các tin chết chóc! Nhìn ra ngoài đường chỉ
thấy mọi người đang dáo dác chạy ngược chạy xuôi
loan tin: “Hai vợ chồng cố Tổng Hội đã treo cổ tự
tử rồi!”, “Ông Ới Nhâm đã tự vẫn dưới sông
rồi!”, “Ông Bẹp Sung đã tự cắt máu tay chết rồi!”,
“Cố Tổng Cầu cũng đã tự vẫn rồi!”, “Cố Cửu
Duy cũng đã tự treo cổ rồi!”, “Cố Cửu Lý cũng đã
bị chết đuối rồi!”…
Vì
đã qua 60 năm nên tôi không thể nào nhớ hết được tên
của những người ở xã tôi đã tự tử thành công vào
cái đêm 28 tháng 8 năm Ất Mùi ấy. Nhưng tôi nhớ chính
xác là đã có 9 người tất cả. Lý do cũng rất đơn
giản, vì tất cả họ đều đã trót nhận “con có tội”
và đã ký tên vào các hồ sơ đấu tố mà nay đội
trưởng Đỗ Chí Thẹo đang giữ. Một cố Cửu Hạnh hiền
lành đức độ và có nhiều đóng góp cho làng cho xã mà
còn bị hành hình một cách dã man như thế thì những
người khác làm sao có thể thoát được tội chết khi
trong hồ sơ đã tự ký xác nhận những tội trạng tày
trời mà mình đã bị các cốt cán dựng lên qua các buổi
đấu xã đó?
Từ
hôm ấy đến cả tháng sau, trên các cánh đồng làng của
xã tôi thay cho những tiếng hát yêu đời và vô tư của
trẻ chăn trâu là “dàn hợp xướng của những bầy quạ
đen” cất tiếng hát “quà…quà!” du dương suốt cả
ngày lẫn đêm qua đủ mọi cung bậc trầm bổng của bản
giao hưởng tử thần để ngợi ca Hồ Chí Minh và công
cuộc CCRĐ vĩ đại của ông ấy. Bởi nhờ chính sách
khoan hồng bịp bợm của ông Hồ và vỏn vẹn 2 viên đạn
mà chỉ trong vòng một ngày một đêm đã hạ gục được
10 tên địa chủ đầu sõ đã nhận tội của xã tôi mà
“không mang tiếng ác”! Nếu căn cứ vào chỉ tiêu của
các cố vấn Trung Quốc đã đặt ra là trung bình mỗi xã
phải tử hình tối thiểu 5 tên địa chủ, thì xã tôi đã
vượt gấp đôi chỉ tiêu đó rồi! Nhờ sự hi sinh cao cả
của các cố ấy mà bác Bắc tôi và nhiều địa chủ
khác trong các phiên tòa sau không còn ai bị xử tử hình
nữa mà chỉ bị đi tù tại trại giam Cầu Đông hay Trại
Đưng mà thôi.
Sau
cái đêm kinh hoàng ấy, đội trưởng Thẹo đã bị khiển
trách và phải chuyển sang xã khác vì đã để “lọt
lưới” mất mấy tên đầu sõ lẽ ra phải chịu án tử
hình, bởi do Thẹo đã chủ quan để cho 9 địa chủ phản
động ấy tự tử nhằm trốn tránh sự trừng phạt của
pháp luật!
4-
Những ngày tôi phải đi ăn xin và tiễn đưa ông nội về
cõi Phật.
Sau
cuộc xử bắn kinh hoàng và 9 vụ tự tử thương tâm xẩy
ra trên quê nội Đức Lâm, nhà mẹ tôi và các nhà địa
chủ khác của xóm tôi đã bị niêm phong toàn bộ. Chúng
tôi không còn khoai khô hay gạo để nấu cháo nữa, cũng
không còn giường chiếu để nằm ngủ mà tất cả 5 anh
em tôi cùng mẹ phải chui vào ổ rơm trong bếp hoặc nóc
chuồng trâu để nằm ngủ. Trưa hôm đó, mẹ tôi nói với
cả 5 anh em tôi:
-Văn
ơi, ông nội từ hôm bị tạm giam trở về nhà đến giờ
yếu lắm, không tự đi ăn xin được nữa. Con hãy cùng
thằng Tư đi xin ăn để hỗ trợ cho ông bà nội nhé. Mẹ
sợ ông bà nội sẽ chết đói mất, các con ạ! Còn thằng
cả và thằng hai thì vào rừng hái củi mang ra chợ bán
để lấy tiền mua khoai mua gạo giúp mẹ. Mẹ chỉ biết
trông cậy vào các con thôi!
Chiều
hôm đó, tôi đã dẫn em Tư sang thăm ông bà nội. Bà nội
thì ngày càng yếu, nằm một chỗ vì què chân không đi
lại được nữa. Còn ông nội thì nay xanh xao gầy gò hơn
trước rất nhiều. Chỉ còn một mình bà cô tàn tật, cô
Khương là người chăm sóc bà nội suốt cả đêm ngày.
Bà nội vừa thấy tôi và em Tư bước vào đã khóc thổn
thức:
-Các
cháu ơi, tội do ông bà nội đã gây ra mà bắt các cháu
phải chịu khổ như thế, các cháu hãy tha lỗi cho ông bà
nhé! Tình hình dì dượng Lan và bà con Vân Trình như thế
nào, cháu Tư hãy kể cho ông bà nghe đi!
-Thưa
ông bà nội! Ở dưới Vân Trình dì dượng Lan cũng đã
bị quy địa chủ, nhà cửa bị niêm phong hết cả rồi
ạ. Hôm qua cố Cửu bị bắn thì đêm qua, ông bà cố
Tổng Hội có lẽ do sợ quá nên cũng đã thắt cổ tự
tử rồi, ông bà ạ!
Bà
nội nghe tin ông bà thông gia ở Vân Trình đã thắt cổ
tự tử thì bàng hoàng như nghe tin trời sập đã không
cầm được nước mắt, còn ông nội thì đau đớn cầm
lấy tay bà nội:
-Tội
nghiệp cố Cửu Hạnh hiền lành đức độ mà đã phải
chết thê thảm như thế! Nay lại cố Tổng Hội, một
người khỏe như lực sĩ, tinh thần của cố bền bỉ hơn
cả sắt thép. Vậy mà đêm qua cố đã phải tự tử thì
chứng tỏ tình hình đã xấu lắm rồi, bà ạ. Thương
thằng Bắc đang bị tạm giam không về chịu tang bố vợ
nó được, à mà chắc gì đội cải cách đã cho đi. Nghe
nói hôm qua khi họ chôn cố Cửu Hạnh, con cháu cố cũng
có được lại gần đâu. Lát nữa cháu Văn sang xem bác
Bắc gái thế nào rồi quay trở sang đây cho ông bà biết
nhé!
Chúng
tôi vâng dạ rồi chào ông bà nội ra về. Ông nội còn
ngó trước ngó sau xem có ai theo dõi không rồi mới quay
vào. Nhà bác Bắc cũng đã bị niêm phong, cả nhà phải
dồn xuống ở trong nhà ngang và gian bếp. Tôi từ cửa
bếp lẻn vào thì thấy bác Bắc gái đang ngồi ăn cháo,
mặt mày sưng húp chắc vì đã khóc quá nhiều. Tôi nói:
“Thưa bác, ông bà nội đang rất lo lắng cho bác, bác có
nhắn gì ông bà nội không để cháu trở sang báo cho ông
bà biết ạ!”. Bác Bắc gái nói:
-Lâu
quá rồi, bác không sang thăm ông bà nội được. Ông nội
đã đỡ chưa? Bà nội có nhúc nhắc đi lại được
không? Cháu cầm hộ bác tô cháo này sang biếu ông bà
nhé! Chuyện ông bà cố Tổng mất đau đớn như thế mà
họ cũng không cho hai bác về chịu tang cháu ạ. Cháu nói
với ông bà nội là, các anh các chị con bác đã về Vân
Trình từ sáng sớm rồi.
Tôi
quay lại nhà ông bà nội mang cháo của bác Bắc biếu ông
bà và nói cho ông bà biết tình hình của bác Bắc gái
như thế nào rồi vội chui dưới bờ tre quay về nhà vì
sợ dân quân bắt được.
Từ
hôm đó trở đi, tôi và em Tư chính thức mang bị gậy đi
ăn mày. Trước hết chúng tôi lên Làng Điền, nơi ông bà
nội tôi có nhiều người quen cũ mà ngày xưa tôi đã lên
đó chơi cùng với ông nội nhiều lần rồi. Nhưng đến
đâu người quen cũng tránh mặt anh em tôi, chỉ những nhà
không quen biết họ mới cho người cũ khoai, người nắm
gạo. Đi long dòng như thế mấy ngày liền cũng chỉ xin
được vừa đủ cho hai anh em tôi ăn thôi. Một lần chúng
tôi lên tận làng Giáp Thượng gần núi. Tại đó chúng
tôi đã đến nhà một người bà con mà năm trước bà
nội tôi đã lên đó dự đám cưới ngủ lại rồi bị
ngã què chân ấy. Người bà con đó đã gửi về cho bà
nội tôi vài bò gạo, một mủng khoai khô và dặn tôi
đừng đến nữa vì nhà họ cũng đang bị theo dõi gắt
gao lắm. Tôi mừng quá về thẳng nhà ông bà nội để
đưa cho ông bà cả gạo và khoai khô thì không ngờ lại
được gặp bà Xuân Sơn đang ở thăm ông bà nội. Bà
Xuân Sơn là con người chú ruột của bà nội tôi và là
chị ruột của ông Chắt Cẩn bố đẻ Trần Quốc Hoàn.
Lúc tôi đến thì bà Xuân đang nói chuyện với bà nội
tôi:
-Hôm
trước, thằng Hoàn về kiểm tra CCRĐ ở tỉnh mình có
ghé nhà em chơi. Nó bảo tình hình còn căng thẳng lắm,
còn nhiều người sẽ bị bắn và bị bắt giam nữa. Tôi
có nói với nó: “Cô dượng Cửu Báu ở Đức Lâm đã
từng mấy năm trời cưu mang cha mẹ và ba đứa em trai của
cháu. Nay cháu là bộ trưởng bộ công an được gần gũi
cụ Hồ, sao cháu không nói hộ với cụ một câu mà để
cô dượng ấy phải đói khổ như thế?” Chị có biết
thằng Hoàn nó đã nói sao không? Nó bảo: “Cô Xuân ơi!
Sao cô giàu tình cảm như thế? Bọn địa chủ đã từng
bóc lột tàn ác nông dân ta bao đời nay rồi, nay chúng nó
phải trả giá là đúng chứ có oan ức gì đâu mà phải
xin cụ Hồ, hả cô? Cháu nói với cụ nhỡ cụ giận rồi
cách chức cháu và bắt cháu đi tù thì ai sẽ là người
cứu cháu đây, thưa cô?” Nói xong thấy tôi khóc nấc
lên, nó liền bỏ đi không kịp chào tôi nữa. Hình như
nó cũng đang bị ai đó theo dõi thì phải, anh chị ạ.
Lúc
đó bà nội tôi mới nói với bà Xuân:
-Năm
1952, mợ Chắt Cẩn mẹ thằng Hoàn đã bị ốm chết ở
trên Cẩm Duệ, tôi và dì đã lên thăm. Bấy giờ thấy
cậu Chắt Cẩn tội nghiệp quá tôi lại đón về nuôi.
Dì nhắc lại chuyện vợ chồng tôi đã cưu mang cha mẹ
và 3 đứa em của thằng Hoàn hồi 1950 để làm gì? Thằng
Hoàn nó có được học hành đến nơi đến chốn đâu mà
biết cái gì là phải, cái gì là trái, phải không dì?
Hơn nữa với cương vị là bộ trưởng bộ công an nó
cũng phải giữ chứ! Chỉ sơ sẩy một tý là mất chức
ngay nhất là trong giai đoạn căng thẳng như lúc này.
Tôi
bỗng nhớ lại những tháng ngày ông bà Chắt Cẩn và ba
người em trai của chú Hoàn ở trong nhà ông bà nội tôi
hồi năm 1950 ấy. Ông Chắt Cẩn rất hiền lành nhưng
vụng về không lo được cho vợ con nên làm cả nhà đã
bị lâm vào cảnh thiếu đói. Những năm 1949-1950, chú
Hoàn lúc đó không biết đang làm việc gì ở Việt Bắc
nên không giúp đỡ cha mẹ được. Thương ông bà Chắt
Cẩn bị đói khát, ba người em trai của chú Hoàn không
có việc làm nên ông bà nội tôi đã đón về nuôi một
thời gian. Dạo đó tôi hay chơi thân với chú Tứ, người
em út của chú Hoàn. Vì chú Tứ bị kém mắt, hơi méo mồm
nên hay ở nhà chơi với tôi. Chú ấy rất hiền lành và
vui tính nên thường bị chúng tôi trêu đùa cả ngày. Có
lẽ vì vậy mà cho đến giờ trong tâm trí của tôi vẫn
còn in đậm hình ảnh của một chàng trai tật nguyền
chưa đầy 20 tuổi hồn nhiên ấy. Còn hai người em khác
của chú Hoàn là chú An và chú Tịnh thì hay đi vắng nên
tôi không còn nhớ rõ nữa. Ở nhà ông bà nội tôi một
thời gian rồi ông bà nội tôi cùng bà Xuân đã giúp ông
bà Chắt Cẩn lên làm nhà ở Cẩm Duệ để đan rá rổ
bán cho đến ngày bà Chắt mất ông Chắt Cẩn mới chịu
về xuôi.
Thế
mà nay, ông bà nội tôi sắp chết đói vẫn không hề
nhận được từ chú Hoàn một lời hỏi thăm, nói gì đến
một củ khoai hay nửa bò gạo của chú ấy. Trách gì năm
1964 trước khi ra Hà Nội học đại học, ba tôi đã căn
dặn: “Con ra đó tuyệt đối không được đến chơi nhà
chú Hoàn!” Năm 1982, chú Nguyễn Mạnh Cầm (sau này là
phó thủ tướng) đã đến tìm tôi tại Moscow dặn; “Chú
Hoàn đang nghỉ mát ở Bulgaria, sang tới Sofia cháu hãy đến
sứ quán Việt Nam nhờ chú Hoàn mang hộ quà về cho!”
Nhưng nhớ tới lời ba tôi đã dặn nên tới Sofia, tôi
cũng đã không đến gặp chú Hoàn như lời chú Nguyễn
Mạnh Cầm đã dặn tôi tại Moscow.
Tôi
và em Tư tiếp tục đi xin ăn ở các làng bên Lương đã
nhẵn mặt mà chẳng được là bao nên một hôm chúng tôi
đã rẽ vào một làng Công Giáo, ngay quê hương của Diễm
Hạnh. Không ngờ chỉ trong một ngày mà chúng tôi đã xin
được đầy một bị cả khoai khô và gạo. Chiều đến
tôi về thẳng nhà ông bà nội trút gạo và khoai khô ra
được một rá to, thì thấy bà nội nói khẽ vào tai tôi:
-Cháu
hãy mang khoai và gạo này về cho mẹ để nuôi em út, bởi
từ nay đã có bà Xuân cứ phiên chợ là gửi gạo và
thức ăn lên hỗ trợ cho ông bà rồi. Đây, cháu hãy mang
cả 2 con cá trích này về gỡ xương cho em cháu ăn kẻo
nó chết vì đói thức ăn đó, cháu ạ!
Dù
bà nội đã nói, đã khóc, rồi mắng nhưng tôi nhất định
không chịu mang thứ gì về nhà mình cả. Cuối cùng bà
nội mới nói:
-Thôi
thì cứ coi là ông bà cho mẹ cháu vay vậy. Bao giờ ông
bà nội cần thì mẹ cháu lại mang sang trả ông bà có
được không? Ông ơi, ông hãy bảo các cháu một câu đi!
Ông
nội tôi vuốt vào cái trán có sẹo của em Tư rồi âu
yếm nói:
-Trời
đã đánh dấu vào trán đứa cháu nội ngoan nhất của
ông đây. Trong năm đứa con trai của mẹ cháu, có lẽ
cháu sẽ là người nuôi mẹ cháu đến cuối cuộc đời
này đấy, cháu Tư ạ! Hai cháu hãy nghe lời bà nội mang
gạo và khoai về cho mẹ cháu để nuôi em út đã nhé!
Tôi
không ngờ gần 12 năm sau, điều ông nội tôi nói hôm ấy
là hoàn toàn đúng. Ngày 6/1/1967 em trai tôi đã ngã xuống
trong khi làm nhiệm vụ tại đường 21, Tuyên Hóa, Quảng
Bình. Từ đó trở đi mẹ tôi đã được nhận một khoản
trợ cấp mẹ liệt sĩ, tuy ít ỏi nhưng tháng nào cũng
được lĩnh cho đến ngày mẹ tôi nhắm mắt xuôi tay, năm
2007, 40 năm tròn kể ngày em trai tôi qua đời.
Những
ngày tiếp theo, chúng tôi cứ tiếp tục đi xin ăn ở bên
các xóm Công Giáo. Vì đội cải cách đã có lệnh cấm
dân bên Lương tiếp tế cho con cháu địa chủ, nên mọi
nơi chỉ tập trung sang xin ăn bên làng Công Giáo. Nhưng
dân Công Giáo cũng nghèo, bị nhiều người xin ăn quá nên
rồi cũng cạn kiệt. Có hôm hai anh em tôi đi suốt ngày
mà cũng chỉ được vài mẩu sắn thôi. Một hôm trời
mưa, trưa ngày chưa xin được gì thì em Tư bị cảm lạnh
nằm ngất xỉu bên lề đường. Tôi đang hốt hoảng chưa
biết cứu chữa em Tư thế nào thì có một bà già Công
Giáo đi qua bảo tôi đưa em vào nhà bà ấy để đốt lửa
sưởi. Sưởi lửa một lúc thấy em Tư tỉnh lại, bà ấy
liền mang cháo ra cho hai anh em tôi ăn. Ăn xong bát cháo em
Tư tôi đã tươi tỉnh trở lại. Hỏi ra mới hay, bà già
này cũng là một người quen cũ của mẹ tôi. Sau khi hỏi
thăm hoàn cảnh của mẹ tôi hiện nay, bà ấy liền nói:
“Thôi một cháu ở lại chăn bò cho ông bà cũng được,
ông bà sẽ nuôi ăn nuôi mặc miễn là phải ngoan!” Tôi
cám ơn bà ấy và nói: “Thưa bà, chúng cháu phải về
xin phép mẹ cháu đã ạ!”
Một
tuần sau, khi em Tư đã thực sự khỏe, tôi đã đưa em Tư
sang chào ông bà nội để lên đi chăn bò cho ông bà Công
Giáo ấy. Đó là nhà ông bà cố Đạm ở Làng Đông, một
làng Công Giáo toàn tòng có một ngôi nhà thờ rất lớn
và đẹp. Đau đớn thay, đó cũng là lần cuối cùng em Tư
của tôi được ông nội tôi chúc phúc trước khi chia
tay. Bởi chỉ gần hai tuần sau đó, ông nội tôi đã vĩnh
viễn không còn ở trên cõi đời này nữa mà em Tư của
tôi đã không về kịp để chịu tang!
Từ
đó trở đi, tôi phải đi ăn xin một mình. Có hôm tôi
vào tận các trang trại trong núi cao để ăn xin. Vào trong
đó hiếm người nên có nhà muốn tôi ở lại chăn trâu
cho họ nhưng rồi cũng chỉ được vài buổi là tôi đã
bỏ về nhà vì buồn lắm. Về đến nhà, tôi sang thăm
ông bà nội thấy ông nội ngày một yếu đi nhưng vẫn
tỉnh táo như mọi ngày. Không hiểu sao lần này tôi đến
thăm, ông nội lại âu yếm nói với tôi những lời tha
thiết như thế:
-Lớn
lên cháu hãy cố gắng học thật giỏi, cháu Văn nhé! Nếu
cháu dốt toán thì học văn cũng được mà. Cháu mới
bằng này tuổi đầu mà đã thuộc lòng được gần hết
Truyện Kiều thì chứng tỏ cháu nội của ông cũng đâu
phải dốt đến nỗi phải học đi học lại 3 năm lớp
Một, phải không? Truyện Kiều tuyệt vời lắm cháu ạ.
Làm sao cách đây tới gần 200 năm mà cụ Nguyễn Du đã
tiên đoán được, năm Ất Mùi này, nhà bác Bắc của
cháu sẽ phải chịu cảnh bị đội CCRĐ tịch thu mà cụ
đã viết thế này: “Đầy
nhà vang tiếng ruồi xanh/ Rụng rời
khung dệt, tan tành
gói may/ Đồ tế nhuyễn của riêng tây/ Sạch sành sanh
vét cho đầy túi tham!” hả
cháu? Hôm nhà bác Bắc bị cả trăm nông dân đến đập
phá và khuân đi cả đồ thờ cúng, ông đã khóc, cháu có
biết không? Cháu hãy học đi, chỉ học Truyện Kiều thôi
cũng đã quá tốt rồi. Bởi đó là một kho tàng văn hóa
vô giá, có học từ đời này sang kiếp khác vẫn chưa
thể nào hiểu thấu hết được những ẩn ý mà cụ
Nguyễn Du đã gửi gắm vào trong đó đâu, cháu ạ. Chỉ
tiếc là cháu còn bé quá, nếu lớn hơn ông sẽ có thể
giảng giải cho cháu thấu hiểu một số đoạn thâm thúy
nhất trong Truyện Kiều, cháu có thích không? Vài hôm nữa
lục ra, ông sẽ tặng cho cháu một quyển Truyện Kiều
bằng chữ Nôm “Kim Vân Kiều Tân Tập” để mai kia cháu
học. Bản chữ Nôm Truyện Kiều này ông đã mua ở Huế
năm 1907, khi ông nội còn đang học ở trong Huế cùng với
ông ngoại Võ Liêm Sơn của cháu đó.
-Ông
nội ơi, cháu thích quyển sách đó lắm! Ông cho cháu ông
nhé! Sau này nhất định cháu sẽ học chữ Nôm để đọc
nó. Chỉ thuộc Truyện Kiều mà không hiểu thì buồn lắm
ông ạ. Biết bao nhiêu lần cháu muốn được hỏi ông về
Truyện Kiều mà không dám vì sợ ông lại mắng cháu chưa
đủ lớn. Bởi vì các môn học ở trường như toán,
chính tả cháu còn chưa học được đến nơi đến chốn
mà lại đi hỏi những chuyện văn thơ không liên quan đến
bài học thì cháu sợ sẽ bị ông đánh đòn. Ôi ước gì
cháu lớn thật nhanh để được ông giảng về truyện
Kiều cho cháu nghe! Đợi năm sau hay năm sau nữa có được
không ông?
Hai
ông cháu vừa nói đến đó thì bỗng thấy bà nội gọi
tôi lại gần bảo: “Mẹ cháu còn gạo không nói với mẹ
mang sang cho bà vay một ít vì nay không còn nguồn tiếp tế
từ bà Xuân Sơn nữa! Bà Xuân vừa viết cho bà nội mấy
dòng nhắn đây này: “Anh chị ơi, không hiểu sao hơn một
tuần nay có một tay công an lúc nào cũng kè kè bên em,
nên em muốn mua gạo và thức ăn gửi về cho chị mà nó
cứ đi kèm và hỏi: “Bà mua các thứ này để làm gì?
Bà định để tiếp tế cho bà chị địa chủ ở Đức
Lâm có phải không? Bà không được phép làm vậy nữa
đâu! Đây là lệnh từ cấp trên của cháu, mong bà hiểu
cho!” Em hoảng quá! Chắc thằng Hoàn nó đã sai cấp dưới
của nó làm vậy đấy! Thế thì hết cách rồi anh chị
ạ! Em thương anh chị lắm mà bất lực! Mong anh chị tha
tội cho em nhé!” Sau khi đọc xong lời nhắn của bà
Xuân, tôi đã an ủi bà nội bằng một quyết định lớn:
“Bà nội ơi, có một chủ trang trại người Công Giáo ở
trong núi thuê cháu chăn trâu mà cháu đã bỏ về. Ngày
mai cháu sẽ vào tiếp tục chăn trâu cho họ để họ cho
vay gạo giúp ông bà nội. Cháu sẽ trả cho họ sau bằng
công chăn trâu của cháu mà!” Sau khi nghe tôi nói thế,
bà nội đã giàn dụa nước mắt: “Tội nghiệp cháu tôi
quá!”
Đêm
đó về, tôi đã xin phép mẹ tôi vào núi chăn trâu để
vay gạo giúp ông bà nội. Mẹ tôi đồng ý ngay vì mẹ
cũng có quen ông chủ trang trại đó mà. Sáng hôm sau, tôi
và anh cả đã mang gạo sang cho bà và chào ông bà nội để
tôi bắt đầu vào đi ở chăn trâu trong núi. Khi tôi lại
gần chiếc giường bà nội đang nằm để chào bà thì bà
đã nói khẽ vào tai tôi:
-Cháu
không phải vào chốn rừng thiêng nước độc ấy nữa
đâu, vì ông bà đã có gạo rồi. Đêm qua cô Bẹp Giáo
của các cháu đã mang lên cho ông bà 5 cân gạo mới đây
này. Ông nội dạo này yếu lắm nên đang rất cần cháu
ở bên cạnh, cháu hãy lại với ông đi!
Một
lát sau đã thấy bác Bắc trai chống gậy lò dò sang thăm
ông bà nội làm cả nhà ngạc nhiên. Bác Bắc trai bấy
giờ chỉ còn da bọc xương dò dẫm từng bước một lại
ngồi bên cạnh ông nội. Bác Bắc trai nói: “Sau cái vụ
9 ông tự tử trong đêm 28 tháng 8 âm lịch vừa rồi ấy,
tay đội trưởng Đỗ Chí Thẹo đã bị cách chức và
chuyển đi nơi khác, đội trưởng Dụ lên thay nên con mới
được tạm tha về nhà, ba mẹ ạ. Họ quản thúc con tại
gia cho đến ngày xử án xong nhưng chắc chắn con sẽ
không bị sao đâu vì con đã không nhận những tội mà
chúng đã dựng lên vu cáo cho con, ba mẹ yên tâm nhé!”
Trong khi bác Bắc trai nói chuyện với ông nội thì bà nội
bảo tôi đỡ bà ngồi dậy để niệm: “Nam Mô A Di Đà
Phật!” Rồi bà nội bảo tôi: “Lúc nào gặp chuyện
vui hay buồn, cháu hãy nhớ niệm Phật như thế để được
Đức Phật độ trì cho, nghe không cháu?”
Hôm
ấy đã là ngày 15 tháng 9 năm Ất Mùi, bà nội bảo cô
Khương nấu cơm gạo mới mà cô Bẹp Giáo, con gái út của
bà vừa mang lên cho để mời bác Bắc ở lại ăn cơm. Cô
Khương vừa bỏ gạo vào nồi thì đã thấy một đoàn
nông dân do đội trưởng Dụ mới về xã thay Thẹo dẫn
đến và đọc lệnh tịch thu tài sản của ông bà nội
tôi. Trong cái gian nhà ngang tuềnh toàng mà ông bà nội
tôi đang nằm chỉ còn cái sập đựng thóc rỗng không,
một cái tủ lớn đựng toàn sách và hai cỗ hậu sự
bằng gỗ. Họ khênh cái sập và hai cỗ hậu sự ra trước
sân rồi vào dỡ đống sách gồm mấy trăm quyển của
ông tôi từ trong tủ vất ra ngoài sân để lấy cái tủ.
Xong việc họ đổ dầu châm lửa đốt cả đống sách vô
giá đó. May mà bác Bắc trai còn nài đội trưởng Dụ
xin được mấy quyển sách thuốc Bắc bằng chữ Hán, còn
bản chữ Nôm cuốn “Kim Vân Kiều Tân Tập” mà ông nội
vừa hứa cho tôi đã nằm gọn dưới đống sách đang
ngùn ngụt bốc cháy đó. Cuối cùng, mụ vợ Cháu Kỳ
nhìn lên tường nhà thấy còn bức tranh chân dung mầu
nước của ông nội tôi do họa sĩ Nguyễn Phan Chánh vẽ
năm 1950, mụ cũng giật xuống gỡ ra để lấy cái khung
kính. Còn bức tranh mầu nước của họa sĩ Nguyễn Phan
Chánh thì đã bị mụ ném vào đống lửa, đội trưởng
Dụ định nhặt lên khỏi đống lửa mà không kịp nữa.
Tôi tiếc nhất là bức chân dung của ông nội, vì tôi đã
được tận mắt ngồi xem cụ Chánh bắt ông nội tôi
ngồi mẫu mấy ngày để vẽ. Trong lúc đó thì hàng mấy
chục người khác cũng đã dỡ xong căn nhà bếp cùng với
cái chuồng trâu của ông bà nội, để lại một khoảng
đất trống từng chôn vùi biết bao nhiêu kỷ niệm êm
đẹp của tuổi thơ tôi thuở còn ở với ông bà nội.
Lạ kỳ thay, ông nội và bác Bắc trai tôi vẫn bình thản
nhìn lũ “ruồi xanh” vơ vét “cho đầy túi tham” mà
không hề có vẻ gì là bực tức cả. Trước khi ra về,
đội trưởng Dụ còn bảo mấy nông dân khênh trả lại
ông bà nội tôi hai cỗ hậu sự vào trong nhà. Sau khi đội
trưởng Dụ đã đi khỏi, ông nội mới nói cho bác Bắc
biết, tay Dụ này là con trai lớn của một ông thầy
thuốc Bắc bạn của ông nội tôi từ nhiều năm nay.
Thấy
cuốn “Kim Vân Kiều Tân Tập” mà ông nội hứa cho tôi
đã cháy rụi, tôi buồn quá vừa khóc vừa chạy về nhà
thì nhà mẹ tôi cũng đã bị “sạch sành sanh vét cho đầy
túi tham” rồi! Lúc về đến sân, tôi vẫn còn thấy hai
người nông dân gánh hai gánh bát đĩa sứ của Tàu thời
Nhà Minh từ đời các cụ Bá để lại ra khỏi nhà. Còn
ở trong nhà thì thấy mụ Tiu Bạng đang tra khảo mẹ tôi:
“Cái áo bông mới mua năm ngoái nay mày cất giấu nó ở
đâu, hả?” Mẹ tôi đang ấp úng thì mụ Nguyên Tứ con
Nguyên Nhờn đã tìm được cái áo bông đã bị mẹ tôi
giấu rất kỹ sau cái cánh cửa nhà xí khi họ phá dỡ
cái nhà ngang cùng với chuồng trâu của mẹ tôi. Thôi thế
là cái nóc chuồng trâu, nơi tôi đã từng mơ “Giấc Mơ
Thiên Đường Tuổi Thơ Tôi” giờ cũng đã bị dỡ nốt
đi rồi! May mà căn nhà chính của gia đình tôi lụp xụp
quá nên đội trưởng Dụ đã nói với những người đi
cướp quả thực rằng: “Thôi để cho họ còn có nơi
chui ra chui vào nữa chứ!” Nhưng đau đớn nhất là khi
thấy gần một ngàn quyển sách tiếng Pháp, tiếng Hoa
cùng các cuốn sách giáo khoa và tiểu thuyết tiếng Việt
in từ thời Pháp thuộc của ba tôi đã bị tưới dầu
đốt cháy rừng rực giữa sân. Lúc ra về, đội trưởng
Dụ còn nói như thanh minh: “Đốt sách là một chủ
trương nhất quán từ trung ương nên chúng tôi không thể
nào làm khác được!”
Những
ngày tiếp theo ông nội tôi cứ thế yếu dần mặc dù
bác Bắc trai đã săn sóc ông nội rất chu đáo. Và vào
khoảng 4 giờ sáng ngày 19 tháng 9 năm Ất Mùi (tức ngày
3/11/1955) ấy, chúng tôi đang ngủ say giấc thì cô Khương
sang tận nhà tôi vừa khóc vừa gọi: “Mẹ con nhà Trung
ơi, dậy sang chào ông nội ngay! Ông sắp đi rồi!” Mẹ
tôi bế em út cùng anh cả, anh hai và tôi chạy sang thì đã
thấy ông nội đang nằm trên một cái chõng tre, hai chân
duỗi thẳng, hai tay để lên bụng. Ông không nói được
nữa, nhưng hai mắt ông vẫn mở và ứa lệ nhìn tất cả
chúng tôi. Đến khi thấy bác Bắc trai lại gần vuốt vào
ngực thì mắt ông nội mới từ từ nhắm lại, thở dốc
ra lúc đầu rất mạnh nhưng cứ yếu dần, yếu dần. Cái
điếu thuốc lá cuộn đã cháy hết còn dính trên môi
ông. Có lẽ lúc đó khoảng hơn 5 giờ sáng, nhìn ra sân
đã thấy sáng lờ mờ. Lúc đã đông đủ con cháu cả
hai gia đình mẹ tôi và gia đình bác Bắc, cô Khương mới
từ từ kể lại trong nước mắt:
-Tối
qua, ông nội kêu mệt nên đi nằm rất sớm. Mới hơn 8
giờ tối đã nghe ông ngáy “o…o…” Sáng nay khoảng
hơn hai giờ sáng đã thấy ông dậy thắp đèn và thái
thuốc lá cuộn rồi quấn một điếu thuốc châm lửa
hút. Sau đó ông mới gọi tôi dậy bảo, hâm nóng cháo
lên cho ông ăn. Trong khi tôi nhóm lửa hâm cháo thì thấy
ông lấy quần áo sạch ra thay. Ông ăn hết vơi một bát
cháo, uống một chén nước vối nóng rồi lại quấn thêm
một điếu thuốc cuộn nữa vừa châm lửa hút vừa bảo
tôi: “Con gọi nhà Bắc, nhà Trung sang đây ngay cho cha!”
Nhưng vì phải dò dẫm đường sang cả hai nhà trong đêm
tối nên vừa về đến nơi thì ai ngờ ông đã đi nằm
rồi!
Lúc
đó bà nội tôi mới vừa lau nước mắt vừa lên tiếng:
-Có
lẽ cha các con chờ lâu chưa thấy đứa nào sang nên mẹ
mới nghe cha ú ớ gọi ai đó rồi nằm xuống. Mẹ không
dậy được mà chỉ nằm đây hỏi: “Ông gọi ai thế?”
Nhưng không thấy cha trả lời nên mẹ cứ tưởng như mọi
khi, cha đã nằm ngủ lại. Bây giờ thì cha đã ra đi thật
rồi! Các con, các cháu đừng khóc mà hãy niệm “Nam Mô
A Di Đà Phật!” để cho cha của các con và ông nội của
các cháu ra đi được thênh thản nhé!
Tất
cả chúng tôi vâng lời bà nội ai cũng niệm “Nam Mô A
Di Đà Phật!” lầm rầm rất khẽ để người ngoài
không ai nghe thấy. Mãi gần trưa, đội trưởng Dụ mới
biết tin ông nội tôi đã qua đời. Dụ đến một mình
thắp một nén nhang vái ông nội tôi rồi bảo: “Anh Bắc
cho người đi đào huyệt cho ông đi. Bây giờ phải làm
lễ nhập quan cho ông ngay để đêm nay, sau 9 giờ tối sẽ
đưa ma. Cả nhà phải nhớ là không ai được khóc đâu
nhé!”
Đêm
hôm đó trời không mưa. Trăng lên muộn đúng vừa lúc
chúng tôi đưa tiễn ông nội ra nghĩa trang thì mọc. Cả
nghĩa trang im lìm nghe dàn đồng ca của họ hàng nhà dế
cất tiếng đều đều như một dàn kèn đồng tý hon ai
oán hòa cùng lời niệm rất khẽ “Nam Mô A Di Đà Phật!”
của chúng tôi đang đưa tiễn linh hồn ông nội lên cõi
Niết Bàn vào đêm 19 tháng 9 năm Ất Mùi thương nhớ ấy!
Đi
sau quan tài ông nội, tôi cứ nguyện cầu ông ở cõi Niết
Bàn hãy phù hộ để cho bà nội còn sống thêm được
vài năm nữa với cháu con! Nhưng vì vừa đói vừa rét,
bà nội của tôi cũng đã đi theo ông nội về cõi Phật
vào ngày 9 tháng Chạp, năm Ất Mùi ấy. Ông nội hưởng
thọ 69 tuổi còn bà vừa chẵn 70. Có lẽ cho đến lúc
nhắm mắt xuôi tay, tôi vẫn cứ thầm muốn nói với bà
nội một câu: “Bà nội ơi! Hôm bà nội ra đi vì cháu
đã đi ở chăn trâu cho người ta ở xa nên không thể về
để đưa tiễn bà được. Kính mong bà nội ở cõi Niết
Bàn hãy tha tội cho cháu! Nam Mô A Di Đà Phật!”
Đặng
Huy Văn
GHI
CHÚ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét